Teya Salat

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Vợ Có Thuật Của Vợ

Vợ Có Thuật Của Vợ

Tác giả: nhoknhiuchien97

Ngày cập nhật: 03:35 22/12/2015

Lượt xem: 1341529

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 10.00/10/1529 lượt.

h từng là một phụ nữ, nên biết đứng ở góc độ của một người phụ nữ mà nghĩ cho phụ nữ, cô ấy tin cuộc hôn nhân của họ sẽ hạnh phúc.
Miumiu có chút nghẹn ngào, tôi không biết đó là do cô ấy ngưỡng mộ người phụ nữ kia có một anh chồng đã từng chuyển giới, hay bởi anh chàng chuyển giới đó có một cô vợ thấu tình đạt lý.
Tôi nói: “Cậu không thấy lạ sao, anh ta làm sao có thể chuyển giới hai lần được”.
Cô ấy vặn hỏi tôi tại sao không thể, còn chất vấn tôi lẽ nào không hiểu rằng trọng tâm của câu chuyện là sự cảm động. Miumiu còn nói rằng, thứ khiến cho người phụ nữ hoa mắt không phải là dung mạo hay tiền tài, mà là một người đàn ông có thể yêu cô ấy như sinh mệnh, “người đàn ông” có thể vì cô ấy mà chuyển đổi giới tính thì chẳng khác gì anh ta đã trao cả tính mạng của mình cho cô ấy.
Tôi nói: “Vậy cậu thử nói xem đàn ông chuyển giới thành đàn bà có phải cắt bỏ cái đó rồi lắp thêm tử cung nhân tạo không?”.
Miumiu do dự một lúc rồi nói: “Tất nhiên rồi”.
Tôi nói tiếp: “Một thứ đã cắt đi rồi thì làm sao lắp được lại? Nếu thay thế một cái giả vào, thì làm sao có được phản ứng tự nhiên?”. Miumiu đã bị hỏi khó, cô ấy rất ít khi rơi vào tình cảnh như vậy.
Tôi cảm thấy khâm phục chính mình, lại hỏi tiếp: “Tớ hỏi cậu tiếp, bò sữa là con đực hay con cái?”.
Miumiu trả lời: “Tất nhiên là con cái rồi”.
Tôi nói tiếp: “Nếu tất cả đều là con cái, thì làm sao chúng nhân giống ra được đời sau? Nếu đều là con đực, thì tại sao lại có sữa?”.
Miumiu lại ngẩn người thêm lần nữa, sau đó cô ấy nói với tôi rằng, cô ấy đau đầu cần sự yên tĩnh.
Tôi cũng thấy Miumiu cần sự yên tĩnh nên tôi tắt máy, sau đó nhắn tin ngay cho Lê Bằng, bởi vì câu hỏi lúc nãy không chỉ làm khó Miumiu, mà làm khó cả chính tôi, dù lúc hỏi tôi tỏ ra rất bác học.
Lê Bằng đã trả lời tôi thế này: “Bò sữa là bò cái, còn chuyện duy trì nòi giống được giao cho bò giống, bò giống không phải bò sữa, mà là con bò đực chuyên phối giống”.
Một người đàn ông không cần tốn nhiều công sức đã có thể giải quyết một vấn đề mà hai người phụ nữ nghĩ mãi cũng không hiểu, anh ta làm sao khiến phụ nữ không mê mệt được đây?
Tôi lại hỏi Lê Bằng, một người đàn ông phẫu thuật chuyển giới có cần phải cắt bỏ cái đó không?
Anh trả lời: “Có lẽ cần”.
Tôi lại hỏi, vậy có thể quay trở về như cũ được không?
Anh trả lời: “Nếu đã muốn làm phụ nữ, thì còn muốn quay trở lại làm đàn ông làm gì?”.
Tôi đáp: “Vì anh ta trót yêu một người phụ nữ”.
Lê Bằng im lặng rất lâu, mới vặn hỏi lại tôi: “Tại sao cô lại hỏi tôi những câu hỏi này?”.
Tôi trả lời: “Vì anh là đàn ông”.
Anh gửi cho tôi một mặt cười, còn nói đùa một câu: “Cô làm tôi chột dạ, tôi tưởng cô cho rằng tôi thích hợp chuyển giới”.
Tôi cũng cười. Khi bạn không biết nói gì nữa, thì nụ cười là ngn ngữ thích hợp nhất.
Sau buổi tôi hôm đó, tôi phát hiện ra rằng, sự tồn tại của Hòa Mục là một điều thần kỳ. Bởi chỉ cần một câu nói của anh ta, mà chủ đề nói chuyện giữa tôi và Lê Bằng đã chuyển từ trao đổi kinh nghiệm thất bại sang giới tính.
Ngày tham dự đám cưới của Trương Lực và Lâm Nhược, tôi lại được nghe đến cái tên “Hòa Mục” một lần nữa.
Trương Lực nói, Hòa Mục cũng đến.
Trương Lực nói câu này sau khi anh ta hỏi tôi vì sao lại đến.
Tôi đang khoác tay Lê Bằng: “Đây là bạn trai em, còn đây là quà mừng của chúng em”.
Trương Lực đón lấy quà tặng và hỏi chúng tôi đã yêu nhau bao lâu.
Tôi đáp: “Nửa năm”.
Sắc mặt Trương Lực rất khó coi, có lẽ đàn ông không thích bị cắm sừng như vậy. Thế nên anh ta ba hoa với tôi rằng, Hòa Mục cũng đến tham dự lễ cưới của anh ta, vì Lâm Nhược rất hâm mộ người đó.
Lâm Nhược và tôi luôn thích cùng một người đàn ông, đúng lúc tôi bắt đầu thần tượng Hòa Mục thì hôn lễ của cô ta lại sắp có được lời chúc phúc của anh ấy.
Tôi truy hỏi Trương Lực đến cùng, Hòa Mục là vị nào?
Trương Lực đang bắt tay một vị khách khác, giơ ngón tay lên làm biểu tượng “suỵt” với tôi, rồi nói: “Em đừng nói to thế, anh thích sự kín đáo”.
Tôi chưa kịp hỏi tiếp thì đã bị Lê Bằng kéo đi.
Chúng tôi cùng nhau ngồi ở bàn số 1.
Bàn số 1 còn có bảy người khác, theo thứ tự là bố mẹ của Trương Lực, bố mẹ của Lâm Nhược và các cậu, các mợ của họ.
Tôi phụ trách hàn huyên cùng bố mẹ Trương Lực, còn Lê Bằng ôn lại chuyện cũ với bố mẹ Lâm Nhược.
Sắc mặt của bậc cha chú rất tệ, nhưng họ lại không thể sắp xếp chúng tôi ngồi vào bàn khác.
Lê Bằng giải thích: “Đó là bởi họ sợ chúng ta sẽ đi khắp nơi nói nhảm, nên mới xếp ngồi tại đây cho an toàn”.
Tôi cảm thấy Lê Bằng nói gì cũng có lý. Bất kể vấn đề gì khó khăn, anh cũng đều có lời giải đáp. Sau đó, tôi nói nhỏ với Lê Bằng rằng tôi tưởng Lâm Nhược sẽ mời tất cả bạn trai cũ đến, rồi xếp họ ngồi cùng một bàn, vậy thì vui biết mấy.
Trước khi cô dâu xuất hiện, bố Trương Lực mở một chai rượu vang, rồi rót cho tôi một ly to. Người nhà Trương Lực đều rõ tôi không biết uống rượu, họ còn biết chỉ cần uống một ngụm là tôi choáng váng, không nói nổi một câu lưu loát. Họ định dùng rượu giúp Trương Lực bịt mồm tôi. Khô