Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Ai hát giữa rừng khuya - Full

Ai hát giữa rừng khuya - Full

Tác giả: Tchya

Ngày cập nhật: 22:44 17/12/2015

Lượt xem: 134961

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/961 lượt.

hãy nên để tử thi ông cả, cô hai ở đây, chốc nữa mượn ngườii đến mang ra đồng phía ngoài núi cũng chưa lấy gì làm muộn. Thôi, ta xuống đi cô! Cô nên theo tôi!
Oanh Cơ đi cả ngày hôm trớc, chân bị sây sứt sưng lên đau đớn lắm, không leo trèo được. Tráng sĩ lại phải khi bế, khi cõng, đem nàng xuống gốc cây, rồi, xuống đến mặt đất, chàng tháo dải lưng sồi của nàng ra, làm thành một cái võng, cho nàng ngồi, rồi chàng cõng nàng, chạy vèo vèo ra khói thung lũng về quán trọ của chàng.
Chàng đem nàng vào một căn phòng sạch sẽ để nàng nghỉ ngơi dưỡng sức. Rồi một mặt chàng thuê sáu người phu và đốc thúc họ vào rừng ngay để khiêng xác Văn Quản và Huyền Cơ về nhà trọ; một mặt chàng nhờ chủ quán đi mua ngay các đồ khâm liệm cùng hai chiếc quan tàị
Khi đem xác về đến nơi tự tay tráng sĩ và Oanh Cơ tắm rửa cho hai kẻ bạc mệnh, rồi đem khâm liệm ngaỵ Đám ma hôm đó thực là giản dị đơn sơ; càng giản dị đơn sơ trông lại càng thảm thiết. Một tên phu cầm một bó đuốc đi trước, rồi đến hai tên khiêng áo quan Văn Quản buộc vào một cái đòn dàị Tiếp đến áo quan Huyền Cơ cũng hai tên phu khiêng. Sau cùng, đến một tên phu đem thuổng cuốc và xẻng, rồi đến tráng sĩ đỡ Oanh Cơ vừa thất thểu lê bước vừa rũ xuống khóc như gió mưạ Thế là hết: đám tang chỉ có bấy nhiêu ngườị
Ra đồng, tráng sĩ truyền cho đào rõ sâu vùi rõ chặt, lịch kịch mãi mới xong. Lúc về, hai tên phu phải quàng tay làm kiệu nâng đỡ Oanh Cơ về quán trọ.
Oanh Cơ đưa xong đám ma anh và chị thì ốm liệt giường chiếu, sốt rét li bì, nói mê nói sảng. Tráng sĩ lo ngại lắm, bỏ cả cuộc săn bắn, chỉ lo thuốc thang cho nàng và ngồi bên cạnh giường bệnh của nàng thôị Ốm nửa tháng ròng, Oanh chỉ ăn có hồ cháo qua ngày, người gầy rạc đi như vẹ Tráng sĩ thương hại lắm, chăm chút nàng như chăm nom em gái, chẳng quản công lao gì cả. Nhờ sự tận lực đó, Oanh khỏị Tráng sĩ để nàng nằm dưỡng sức mười ngày nữa ở quán trọ; khi nàng đã ăn trả bữa, da thịt bắt đầu tươi tỉnh, lúc ấy chàng mới bảo nàng rằng:
- Nay cô khỏi rồi, tôi xin đưa cô ra Nho Quan, kẻo nữa chậm. Cô định thế nàỏ
- Bây giờ em ra Nho Quan làm trò gì? Anh chị em thác rồi, em ra đó cũng vô ích; vả chăng nhà quan phủ thết tiệc xong từ non một tháng, nay ra đó thì còn gì nữa!
- Thế cô phải suy tính thế nào chớ! Hay là cô về núi Gội ở với mẹ tôi, mẹ tôi sẽ yêu cô như con, tôi và anh tôi cũng sẽ quí cô như em vậỵ
Oanh Cơ cúi đầu suy nghĩ một hồi, nàng ngước mắt nhìn tráng sĩ, rồi bỗng cúi gằm mặt xuống hai má ửng đỏ, nhưng chỉ thoáng một chút mắt nàng đã mờ những lệ, nàng gạt nước mắt thổn thức nói rằng:
- Em đây bây giờ bơ vơ cô độc một thân, chả còn họ hàng thân thích nào nữa, chỉ có một đứa cháu gọi bằng cô hiện còn ở Bàn Thạch. Em đội ơn anh quá nặng, biết lấy gì báo đáp được? Nếu em nhờ ơn Trời Phật còn được sống dai dẳng ít lâu nữa, có ngày em sẽ xin đền đáp nghĩa anh. Nay em đang thụ trọng tang, tâm hồn tan nát, gan dạ héo hon, chưa biết định liệu ra làm sao cả. Em xin anh cứ theo đuổi các việc anh làm, đừng vì em mà phí cả ngày giờ cùng tâm lực. Anh mặc em sống nốt quãng đời thừa nàỵ Nguyện vọng duy nhất của em bây giờ là được ở chốn này cư tang và săn sóc mồ mả cho hai anh chị em mà em cũng coi như là cha mẹ; em sẽ để trở và mặc chế phục sô gai trong hai mươi bảy tháng, họa là vong linh anh chị em đỡ tủi một đôi phần! Chỉ có một điều em đáng ngại là mai đây, khi anh từ biệt em để trở về quê nhà anh, em sẽ chịu lẻ loi thân gái, sống giữa nơi xa lạ chả còn ai thân thích quen thuộc nữa! Em muốn nhắn thằng cháu ra để ở chung với em cho vui, và luôn thể để hầu hạ giúp đỡ em nhưng biết nhắn ai bây giờ? Cháu em tên là Nguyễn Đức Tiêu, nó hiện ở làng Đại Thạch, cũng gần Bàn Thạch là quê quán em, vì bác em từ xa di cư ra ở đấy, đến nay đã ba đờị Làng Đại Thạch cũng như làng Bàn Thạch là nguyên quan của giáo phường; hai làng ấy thuộc về phủ Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa ...
Oanh Cơ nói xong, lệ rỏ ròng ròng ướt đẫm cả hai gò má. Tráng sĩ nhìn nàng rất ái ngại, bảo nàng rằng:
- Cô chớ lo ngại! Cứ chịu khó ở tạm đây năm bảy hôm nữa, tôi thu xếp công việc cho cô, lúc đó sẽ về!
Oanh Cơ nghe lời ân nhân, ở lại trong quán trọ. Độ mươi ngày sau, một hôm tráng sĩ đi săn về, vui vẻ bảo nàng rằng:
- Công việc xong rồi, bây giờ cô chỉ còn phải dọn nhà là yên ổn cả!


Chàng đem nàng đến một nơi cao ráo, nàng lấy làm ngạc nhiên thấy, từ lúc nào không rõ, chàng đã sai thợ lợp riêng cho nàng một nếp nhà sàn rộng rãi chót vót đứng giữa một thửa vườn bát ngát mênh mông. Nàng vừa mừng rỡ, vừa ngại ngùng cảm động, bước lên thang vào sàn. Tới nơi, nàng ngã ngửa người ra: đồ đạc nồi siêu và quần áo rương hòm sắm sửa bày biện sẵn sàng cả; và trong hoàn cảnh êm ấm đó, có phải ai đâu xa lạ, rõ ràng cháu ruột nàng Nguyễn Đức Tiêu, ngồi chễm chệ Ở một phòng trên một góc chiếc ghế đẩu!
Thấy Oanh Cơ, Tiêu mừng quá, chạy tất tưởi lại đón cô, nói tíu tít:
- "Cô ơi! Cô đã mạnh chưả Cháu nghe bác Hai đây" Tiêu có ý trỏ tráng sĩ "nói rằng chú và cô Huyền cháu thác vì vuốt hổ, lòn


XtGem Forum catalog