Duck hunt

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Hồ sơ Một tử tù - Full

Hồ sơ Một tử tù - Full

Tác giả: Nguyễn Đình Tú

Ngày cập nhật: 22:47 17/12/2015

Lượt xem: 1341304

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1304 lượt.

cùng. Đối với em, cho đến bây giờ, khi đã là một chàng trai trưởng thành rồi, em vẫn cứ nghĩ rằng, chị Thái là người đã đem đến cho em khái niệm về cái đẹp. Nhà chị Thái không có chế độ tem phiếu nhưng sinh hoạt của chị, nhất là ăn mặc, lại tỏ ra hơn cả những gia đình được hưởng bao cấp. Chị có bao nhiêu bộ quần áo em không biết nhưng nếu một lúc nào đó thấy cuộc đời này tẻ nhạt quá, đơn điệu và ảm đạm quá, thì hãy đến gặp chị Thái. Màu sắc trên người chị luôn phong phú, Khuôn mặt chị xinh đẹp, nụ cười chị có duyên và cách nói chuyện của chị rất cuốn hút. Nghe chị nói chuyện cánh đàn ông cứ cười hinh hích, đôi khi họ làm động tác trợn tròn mắt, lè lưỡi, lắc đầu. Họ bảo chị nói nghịch, đàn bà con gái gì mà ăn nói quá thể lắm. Họ quay quanh chị như những hình hoạ ở khung đèn kéo quân quay quanh ngon nến cháy. Thế mà xa khỏi chị là họ nói xấu chị. Mà tục lắm, hư đốn lắm, đểu giả lắm, vô nhân lắm. Tất nhiên những từ này em phải vay mượn ở thời tương lai chứ lúc ấy em chưa gọi tên ra được một cách chính xác thế. Em không ưa những người nói xấu chị Thái, vì quả thực chị chưa chửi đánh ai, chưa tranh chồng hại vợ, chưa bắt chẹt khách, chưa tỏ ra cáu kỉnh, nhăn nhó với đám trẻ con như em bao giờ. Tóm lại là em chẳng thấy chị có gì xấu cả, với riêng em chị còn có mối quan tâm đặc biệt nữa. Lân ấy em cầm tiền bố cho thập thò trước cửa nhà chị để cắt tóc. Em không biết là bố chị đã nghỉ làm để nhường cửa hàng lại cho chị. Nhìn thấy em, chị mỉm cười mời em vào nhà rồi đặt em lên chiếc ghế đệm, quàng quanh người em một mảnh vải trắng có cổ, sạch bong. Và chị cắt tóc cho em. Lại gội đầu bằng một thứ dầu rất thơm nữa. Lần đầu tiên em được chị chẻ ngôi cho. Em thấy mình chững chạc và người lớn hẳn ra với mái tóc chẻ ngôi từ tay chị. Chị không lấy tiền. Chị hỏi em: Ngủ có mơ thấy mẹ không? Em bảo: Có mà mơ thấy con ma ấy. Chị bảo: Không được nghĩ về mẹ như thế, mẹ bỏ em mẹ đau khổ lắm, lớn lên em sẽ hiểu. Em cãi: Lớn lên ư? Lúc ấy mẹ chỉ còn là một cục đất. Chị Thái không thích em nói thế, chị bảo: Ngày xưa mẹ em từng bế chị đấy. Trong ngàn vạn người cũng có những người gặp bi kịch trong cuộc sống, với họ hãy cảm thông. Tiếc là những người như thế thường chỉ được cảm thông khi đã trở thành một cục đất.Một lần em đi học về, vừa đi vừa khóc. Lúc ngang qua nhà chị Thái chị hỏi em vào và hỏi: Sao thế? Con trai mà lại khóc à? Em bảo: Bố chả bao giờ mua cho em truyện tranh, em toàn mượn đọc của chúng nó, không có gì để trao đổi lại, hôm nay chúng nó bảo nhau không cho em mượn nữa. Chị Thái bảo: Thôi em về đi, sáng mai đi học qua đây chị sẽ mua cho em ba quyển liền. Em tin chị và không khóc nữa. Sáng hôm sau em có ba quyển truyện mới để mang đến lớp.Chị Thái có nhiều người yêu nhưng em chả biết chị yêu người nào. Có con ông hiệu trưởng trường cấp ba đến với chị, cả một người đàn ông trung trung tuổi, cả con ông chủ tịch huyện, cả anh chàng khoèo tay vẫn đứng bán săm lốp ở trước cửa hàng bách hoá. Hôm nay thấy chị đi với người này, hôm sau đã lại thấy chị đi với người khác. Một hôm chị đứng cửa đón em đi học về, rủ em đi với chị có chút việc. Chị đèo em trên chiếc xe máy mà chị mượn của một người đàn ông nào đó. Chị đưa cho em cầm một cái cuốc và một con dao dựa. Còn một cái túi to nữa chị để ở trên đầu xe. Chị trở em tới bãi tha ma. Chị cùng em đào đất đắp cho hai ngôi mộ, một ngôi mộ của mẹ chị, một ngôi mộ của mẹ em. Sau đó chị bỏ những thứ ở trong túi ra, đặt lên hai ngôi mộ và quỳ xuống xì xụp, khấn vái. Xong chị quay sang bảo em lạy trước mộ mẹ. Khi chị trở em về thì người đàn ông của mẹ em đến. Ông không nhìn thấy em nên em cũng không để ông nhận ra mình. Bữa trưa hôm ấy em ăn cơm ở nhà chị Thái. Chị Thái bảo: Sau này chị đi lấy chồng, em lớn lên, thỉnh thoảng sang đây giúp bố chị nhé, bố chị già rồi, những lúc trái gió trở trời ấy mà. Em bảo: chị lấy con ông chủ tịch huyện đi, hay con ông hiệu trưởng trường cấp ba cũng được, nhà các ông ấy đều giầu. Chị Thái cười buồn: Con các ông ấy không đủ dũng cảm để lấy chị, họ không giám bước qua những hàng dào vô hình dựng lên xung quanh họ. Em không hiểu, bảo chị: Thế thì chị đừng hư hỏng nữa. Đôi mắt đen láy của chi dựng lên thành một dấu hỏi rồi cụp xuống, buồn thảm. Thời nào cũng có thuận và nghịch, cái sự thuận và nghịch ấy con người ta nhiều khi không lựa chọn được, sinh ra đã phải chấp nhận rồi, lớn lên em sẽ hiểu.Em vặn lại: Tại sao cái gì cũng cứ phải lớn lên mới hiểu?Chị Thái cười: Cũng như phải đến năm hai nghìn em mới bay vào vũ trụ được, không thể là bây giờ.Một tuần sau đó chị Thái không mở hàng. Nửa tháng sau cả khu phố xì xầm việc chị Thái vượt biên.Ngày ấy vượt biên là một cái gì đó ghê gớm lắm, người ta ít nhìn đến yếu tố kinh tế của những người vượt biển ra đi, họ bị đổ lên đầu một đống những ngôn từ rổn rảng. Chị đi được một vài năm thì bố chị sống rất khổ. Ông cụ không có sổ lương thực nên thường phải vác rá đi vay gạo hàng xóm. Bố em là công nhân, được bao cấp nên hiếm khi nhà em thiếu gạo. Bố chị Thái mất một vài năm thì xoá bao cấp. Tính ra cụ còn nợ em ít ra