XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

Tác giả: John Perkins

Ngày cập nhật: 22:50 17/12/2015

Lượt xem: 1341343

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1343 lượt.

Âu duy nhất đến khu này của thành phố, mặc dù người ta có thể thấy rất nhiều người như tôi tại câu lạc bộ golf và quần vợt, trong các nhà hàng sang trong, các rạp chiếu phim và những siêu thị đắt tiền.

Đó là một buổi tối mà tôi sẽ nhớ mãi. Rasy và những người bạn của cậu ta đối với tôi thật thân tình. Ở đó, tôi cảm thấy thật hạnh phúc, trong cùng một thành phố với họ, cùng thưởng thức đồ ăn và âm nhạc, ngửi mùi hương của những điếu thuốc làm từ nụ hoa đinh hương và những hương vị khác vốn là một phần cuộc sống của họ, cười đùa vui vẻ với họ. Tôi như được sống lại những ngày ở Quân đoàn Hòa bình. Và bỗng nhiên, tôi tự hỏi tại sao tôi lại nghĩ là mình muốn đi vé hạng nhất và tách khỏi những người như họ. Họ rất muốn biết tôi nghĩ gì về đất nước của họ và về cuộc chiến tranh mà đất nước tôi đã khởi xướng ở Việt Nam. Tất cả họ đều cảm thấy khiếp sợ cái mà họ nói đến như một “sự xâm lược bất hợp pháp”, và họ cảm thấy yên tâm khi biết rằng tôi cũng có chung một cảm giác như vậy.
Khi tôi và Rasy quay trở lại nhà nghỉ thì đã rất khuya và xung quanh rất tối. Tôi cảm ơn cậu ta vì đã đón nhận tôi vào thế giới của cậu; cậu ta cảm ơn tôi vì tôi đã cởi mở với những bạn bè của cậu ta. Chúng tôi hứa sẽ còn có những chuyến đi như vậy, chúng tôi ôm nhau, chào tạm biệt và đi về phòng mình.
Những lần đi với Rasy càng khiến tôi muốn có thời gian riêng tách khỏi nhóm. Sáng hôm sau, tôi gặp Charlie và nói với ông ta rằng tôi đã quá chán nản khi cứ phải tìm cách thu thập thông tin từ phía người dân địa phương. Hơn nữa, hầu hết những số liệu thống kê mà tôi cần cho dự báo phát triển kinh tế chỉ có thể được tại các văn phòng chính phủ ở Jakarta. Charlie và tôi nhất trí là tôi phải ở lại Jakarta thêm một đến hai tuần nữa.
Ông ta tỏ ra rất ái ngại vì tôi phải rời khỏi Bandung để đến thủ đô nóng như thiêu như đốt, và tôi nói là tôi cũng chẳng thích thú gì. Nhưng thực ra, tôi rất phấn khởi khi có cơ hội dành chút thời gian cho riêng mình để khám phá Jakarta và để lại được ở tại khách sạn thanh lịch Inter Continental Inđônêxia. Tuy nhiên, khi ở Jakarta, tôi phát hiện ra giờ đây mình đã nhìn cuộc sống từ một khía cạnh khác. Buổi tối với Rasy và những người Inđônêxia trẻ tuổi cũng như những chuyến đi khắp đất nước này đã làm tôi thay đổi. Tôi thấy mình đã nhìn những người đồng hương bằng cái nhìn khác. Những cô vợ trẻ dường như không còn quá đẹp. Cái hàng rào xung quanh bể bơi và những chấn song sắt ngoài cửa sổ dưới tầng trệt, những thứ mà trước đây tôi gần như không để ý thấy, giờ trông thật bất ổn. Thức ăn tại những nhà hàng thanh lịch của khách sạn cũng trở nên vô vị.
Tôi cũng còn nhận thấy vài điều khác nữa. Trong những cuộc họp với các doanh nghiệp và quan chức cấp cao, tôi thấy cái cách mà họ đối xử với tôi thật xảo quyệt. Trước đây tôi không nhận ra điều này, nhưng giờ tôi thấy rõ những người trong số họ không hài lòng với sự có mặt của tôi. Ví dụ khi họ giới thiệu tôi với những người khác, họ thường dùng những cụm từ mà theo như từ điển Bahasa của tôi có nghĩa là người điều tra, và người thẩm vấn. Tôi cố tình giấu việc tôi hiểu tiếng nói của họ - ngay cả người phiên dịch cho tôi cũng chỉ biết là tôi có thể nói vài câu giao tiếp đơn giản - và tôi đã mua một cuốn từ điển Bahasa-Anh khá tốt để dùng sau mỗi lần gặp họ.
Những lời ám chỉ đó có phải chỉ là sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ? Hay từ điển của tôi dịch sai? Tôi cố thuyết phục bản thân rằng đúng là như vậy. Nhưng càng tiếp xúc với những người đó, tôi càng thấy rằng tôi chính là kẻ không mời mà đến, rằng họ được lệnh của một ai đó ở trên bắt họ phải hợp tác với tôi, và họ chẳng có sự lựa chọn nào ngoài việc phải tuân theo. Tôi không biết người đưa ra lệnh đó là ai: một quan chức chính phủ, một chủ nhà băng, một sĩ quan cao cấp trong quân đội hay là Sứ quán Mỹ. Tất cả những gì tôi biết là cho dù họ mời tôi đến văn phòng, mời tôi uống trả, trả lời các câu hỏi của tôi một cách lịch sự, và tỏ vẻ như rất hoan nghênh sự có mặt của tôi, nhưng thực chất đằng sau đó là bóng đen của sự cam chịu và lòng thù oán.

Điều đó cũng khiến tôi nghi ngờ cả những câu trả lời của họ cũng như tính chính xác của những số liệu mà họ cung cấp cho tôi. Ví dụ như, tôi không bao giờ có thể đi thẳng đến một văn phòng, cùng với người phiên dịch, gặp mặt một ai đó. Bao giờ chúng tôi cũng phải hẹn trước. Bản thân điều này không có gì khác thường, trừ việc chúng tôi phải tốn quá nhiều thời gian. Vì hiếm khi liên lạc được bằng điện thoại nên chúng tôi phải đi xe qua những con phố ngoằn nghèo tắc nghẽn đến mức phải mất cả tiếng đồng hồ mới đến được tòa nhà chỉ cách đấy vài cao ốc. Đến nơi, người ta bắt chúng tôi điền vào rất nhiều tờ khai.
Cuối cùng, một nam thư ký cũng xuất hiện. Rất lịch sự - luôn kèm theo nụ cười nhã nhặn điển hình của người Java - anh ta sẽ hỏi tôi về những thông tin mà tôi cần và sau đó anh ta sẽ hẹn ngày gặp.
Bao giờ cũng vậy, để có được buổi hẹn trước phải mất đến vài ngày, và khi buổi gặp mặt diễn ra, họ trao cho tôi một tập tài liệu đã chuẩn b