
Tác giả: John Perkins
Ngày cập nhật: 22:50 17/12/2015
Lượt xem: 1341425
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1425 lượt.
ậm rãi, như thể đang nói với người chậm hiểu hoặc bị lãng tai, “phương Tây - đặc biệt là nước đứng đầu, nước Mỹ - muốn thống trị thế giới, để trở thành đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử. Nó cũng đã đến gần sự thành công. Liên bang Xô Viết sẽ không tồn tại lâu. Toynbee đã nhìn thấy điều đó. Họ không có tôn giáo, không có đức tin, không có căn bản vững chắc đằng sau hệ tư tưởng của ho. Lịch sử chứng minh rằng đức tin - linh hồn, một niềm tin vào những quyền năng cao cả - là điều cần thiết. Những người Hồi giáo chúng tôi có nó. Chúng tôi có đức tin mạnh hơn bất cứ ai trên thế giới, mạnh hơn cả những người Thiên chúa giáo. Vì thế chúng tôi chờ đợi. Chúng tôi sẽ ngày càng lớn mạnh.”
“Chúng tôi cứ thong thả” một trong số những người đàn ông ngắt lời, “và rồi như một con rắn, chúng tôi sẽ tấn công.” “Thật là một ý nghĩ kinh khủng!” Tôi không thể kiềm chế bản thân. “Chúng ta có thể làm gì để thay đổi điều này?” Cô sinh viên Anh ngữ nhìn thẳng vào mắt tôi. “Đừng quá tham làm”, cô ta nói, “và quá ích kỷ như thế. Hãy nhìn nhận là còn có rất nhiều điều khác trên thế giới ngòai những ngôi nhà lớn và những cửa hàng sang trọng của các ngài. Có những con người đang chết đói và các ngài thì lại lo lắng về dầu cho những chiếc xe hơi của mình. Trẻ em đang chết khát và các ngài thì lại đang ngắm những mẫu mới nhất trong các tạp chí thời trang. Những quốc gia như chúng tôi đang đắm chìm trong nghèo đói, nhưng người dân ở nước này thậm chí không thèm nghe tiếng kêu cứu của chúng tôi. Các ngài thậm chí không thèm để ý đến những tiếng nói của những người đang cố kể cho các ngài biết về những điều này. Các ngài gán cho họ là những người cực đoan hoặc những người cộng sản. Các ngài nên mở rộng tấm lòng với những người nghèo đói và nô lệ. Chẳng còn nhiều thời gian nữa. Nếu các ngài không thay đổi, các ngài sẽ bị hủy diệt.”
Vài ngày sau, chính trị gia nổi tiếng ở Bandung, người mà trong vở rối đã dũng cảm đương đầu với Nixon và bị người đàn ông xách cái xô đâm chết, đã bị một tên lái xe đâm chết rồi bỏ chạy.
Chương 8
Jesus, một cách nhìn khác
Ký ức về dalang đó luôn ám ảnh tôi. Những lời nói của cô gái sinh viên Anh ngữ xinh đẹp cũng vậy. Cái đêm đó ở Bandung đã buộc tôi phải suy nghĩ và cho tôi cách nhìn khác. Mặc dù không hẳn là tôi lờ đi những lý do thật cho những việc làm của mình ở Inđônêxia, và thường bị tình cảm chi phối, song tôi luôn kiềm chế được những cảm giác của mình bằng cách viện dẫn đến lẽ phải, đến ví dụ trong lịch sử, cũng như đến những đòi hỏi tự nhiên của con người. Tôi biện minh rằng, sự dính líu của chúng tôi cũng là do hoàn cảnh bình thường, và tự thuyết phục bản thân mình là: Einar, Charlie, và những người còn lại trong nhóm chúng tôi cũng hành động như bao người khác vẫn làm, đó là chăm sóc cho bản thân và gia đình của chúng tôi.
Song, những thanh niên Inđônêxia mà tôi nói chuyện hôm đó đã khiến tôi nhìn vấn đề ở một góc độ khác. Qua đôi mắt họ, tôi thấy những chính sách ngoại giao ích kỷ chẳng phục vụ hay bảo vệ cho thế hệ tương lai ở bất kỳ nơi nào. Nó cũng thiển cận như những báo cáo thường niên của các công ty hay những chiến lược vận động bầu cử của các nhà chính trị, những người dựng lên cái chính sách ngoại giao ấy.
Cuối cùng thì những số liệu mà tôi cần để làm dự báo kinh tế cũng khiến tôi thường xuyên ở đây để suy ngẫm về những điều này và viết chúng vào một quyển nhật ký. Tôi lang thang khắp thành phố, cho những người ăn xin tiền, và bắt chuyện với những người bị bệnh phong, gái điếm, và những đứa trẻ bụi đời. Cùng lúc đó, tôi nghĩ về bản chất của viện trợ nước ngoài, về vai trò hợp pháp mà cá nước phát triển (DCs, theo thuật ngữ của Ngân hàng Thế giới) khi giúp đỡ các nước kém phát triển (LCDs) xóa đói giảm nghèo.
Tôi bắt đầu tự hỏi, khi nào nó chỉ là để phục vụ cho lòng tham và sự ích kỷ. Thật sự, tôi bắt đầu nghi ngờ liệu có khi nào sự giúp đỡ này bắt nguồn từ lòng nhân hậu thật không, và nếu không thì liệu có cách nào thay đổi được điều này. Tôi tin rằng những nước như chính đất nước tôi phải kiên quyết đứng lên giúp đỡ những người bệnh tật và nghèo đói trên thế giới, song tôi cũng tin chắc rằng hiếm khi nào đó lại là động lực chính cho sự can thiệp của chúng tôi. Một câu hỏi lớn cứ lởn vởn trong đầu tôi: Có sai trái quá không nếu mục tiêu của viện trợ nước ngoài là xây dựng chủ nghĩa đế quốc?
Tôi thường cảm thấy ghen tỵ với những người như Charlie, những người tin tưởng vào chế độ của chúng ta đến mức họ muốn áp đặt chế độ đó cho tất cả các nước khác trên thế giới. Tôi cũng ngờ rằng những nguồn lực có hạn khó mà cho phép cả thế giới sống một cuộc sống giàu sang như nước Mỹ, bởi ngay cả nước Mỹ cũng có hàng triệu người đang sống trong nghèo đói. Hơn nữa, tôi cũng không rõ là có thật người dân ở nước khác muốn có một cuộc sống như chúng tôi hay không. Những con số thống kê của chính nước Mỹ về bạo lực, tình trạng suy sụp, nghiện hút, ly hôn, và tội phạm đã cho thấy mặc dù xã hội của chúng tôi là một trong những xã hội thịnh vượng nhất tr