
Tác giả: Agatha Christie
Ngày cập nhật: 22:54 17/12/2015
Lượt xem: 1341624
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1624 lượt.
trình vào cuộc đời bà Leidner.Trước hết, ta chớ quên nàng Louise Leidner trong quá khứ vẫn là con người như hiện nay. Hồi đó, nàng còn trẻ, sắc đẹp tuyệt vời, cái sắc đẹp làm chao đảo trí óc và trái tim đàn ông, sắc đẹp đó mang tính ích kỷ.Những phụ nữ như thế không thích nói đến hôn nhân. Họ có thể bị đàn ông hấp dẫn, nhưng không muốn thuộc riêng người nào. Tuy nhiên, bà Leidner lấy chồng... Chúng ta sẽ không sai nếu khẳng định chồng bà phải là người có tính cách mạnh mẽ.Khi bà biết chồng hoạt động gián điệp cho nước ngoài, bà tố cáo với Chính phủ, theo như lời bà đã kể với cô Leatheran.Tôi công nhận là quyết định này có một lý do tâm lý. Bà đã tâm sự với cô Leatheran rằng hồi đó bà làm vậy chỉ vì lòng nhiệt thành yêu nước. Nhưng thường thì người ta hay tìm cách bào chữa hành động của mình, và mặc nhiên gán cho nó những động cơ cao quí nhất. Bà Leidner cũng có thể tưởng mình chỉ nghe theo tình cảm yêu nước, trong khi thực ra, theo tôi, bà ta bị sai khiến bởi ý muốn gạt bỏ ông chồng! Bà căm ghét sự chế ngự của đàn ông, không chịu được tình cảnh chỉ thuộc vào một người, mình bị lui vào vị trí thứ yếu. Bà mượn cớ yêu nước để lấy lại tự do cho mình.Nhưng trong sâu thẳm lòng mình, bà vẫn có chút hối hận, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời về sau.Giờ ta đến chuyện các lá thư. Bà Leidner làm nhiều anh đàn ông say đắm, và nhiều lần, bà cũng siêu lòng với họ... nhưng lần nào cũng có một thư đe dọa gửi tới, làm tiêu tan hy vọng.Ai viết nhưng thư đó? Frederick Bosner, hay cậu em trai William, hay chính bà Leidner?Giả thuyết nào cũng có thể đứng vững. Bà Leidner có vẻ thuộc loại phụ nữ có khả năng làm cho đàn ông mê say đến mức điên rồ. Tôi tin là có một Frederick Bosner coi Louise, vợ mình, là quan trọng nhất trên đời! Bà đã một lần tố cáo anh, anh không dám hiện diện trước mặt bà, nhưng anh đã thề là bà chỉ thuộc về mình, không của ai khác. Anh ta thà giết bà chứ không để bà đi với ai.Mặt khác, bà Leidner không muốn ràng buộc mình vào sợi dây hôn nhân, thì lại có thể dùng hôn nhân để làm nản lòng những kẻ ngấp nghé. Vị nữ thần săn bắn này, khi đã đạt được con mồi, lại đẩy nó ra xa không thèm ngó ngàng. Bà ta làm sống lại ông chồng cũ, phản đối cuộc hôn phối mới, bao trùm lên mình một tấm màn bi kịch mà bà rất thú.Tình hình ấy tồn tại trong nhiều năm. Mỗi lần có ai muốn kết hôn, lại có thư đe đoạ.Bây giờ ta tới một giai đoạn lạ lùng. Giáo sư Leidner xuất hiện... và lần này không có thư nào chống lại việc Louise trở thành bà Leidner. Bà có nhận một thư, nhưng là sau khi kết hôn.Lập tức, ta phải đặt câu hỏi: "Tại sao?"Ta lần lượt nghiên cứu ba giả thuyết.Nếu chính bà Leidner viết thư, thì vấn đề tự nó đã giải quyết: bà Leidner muốn lấy ông Leidner, và đã lấy. Thế thì tại sao sau đó bà lại viết thư? Bà thích ly kỳ hóa đến thế ư? Và tại sao chỉ có hai bức? Rồi trong một năm rưỡi sau, lại không nhận được gì.Sang giả thuyết khác: nếu tác giả là Frederick Bosner (hoặc em trai hắn), tại sao lá thư đe dọa chỉ tới sau cuộc hôn nhân? Rõ ràng Frederick Bosner không tán thành Louise lấy ông Leidner, vậy tại sao hắn không ngăn trở bằng biện pháp có hiệu quả đã dùng khi trước? Tại sao đợi đến sau cuộc hôn nhân, hắn mới lại tiếp tục đe dọa?Có thể Frederick Bosner, vì lý do nào đó, không thể phản đối sớm hơn, hoặc là hắn đang ở tù, hay đang ở nước ngoài? Cách giải trình ấy không thỏa đáng.Lại xét đến âm mưu gây chết ngạt bằng khí đốt. Khó có thể quy tội cho người nào ở bên ngoài. Tôi cho việc này là do ông hoặc bà Leidner dàn cảnh. Nhưng ông Leidner chẳng có lý do gì để làm vậy, cho nên tôi đi đến kết luận vợ ông đã dựng nên màn kịch ấy.Tại sao? Vẫn là vì thích ly kỳ hóa.Sau đó, hai ông bà đi du lịch nước ngoài, và trong mười tám tháng họ sống hạnh phúc, không bị lời đe dọa nào quấy nhiễu. Họ mừng là đã đánh lạc hướng kẻ thù. Song giả thiết như thế là vô lý nhất là trong trường hợp vợ chồng Leidner.Làm sao một trưởng đoàn khảo cổ có thể xóa dấu tích của mình được? Frederick Bosner chỉ cần liên hệ tới bất cứ bảo tàng nào ở Mỹ là biết địa chí chính xác của nhà bác học. Nếu hắn không đủ khả năng tài chính để trực tiếp đến quấy nhiễu hai vợ chồng, hắn vẫn có thể tiếp tục gửi thư nặc danh. Một người đam mê đến mức điên cuồng như thế không dễ bỏ cuộc nửa chừng.Trái lại, phải hai năm sau ta mới lại nghe nói đến hắn; bà Leidner lại nhận được thư đe dọa.Và tại sao những thư này lại bắt đầu tới?Thật khó lý giải... Nếu bảo bà Leiđner lại tự viết cho mình nữa để gây sự chú ý về mình, thì quá đơn giản. Cái trò ấy kéo dài quá lâu, một người tinh tế như bà Leidner không bao giờ lặp lại.Sau khi suy nghĩ, tôi thấy có ba cách lý giải:1) Thư do bà Leidner viết;2) Do Frederick Bosner (hay thằng em William Bosner);3) Mới đầu, do bà Leidner hoặc Frederick, nhưng những thư sau cùng là thư giả, nghĩa là do một người thứ ba viết, người này biết là trước đó đã có những thư như thế.Điều này dẫn ta đến việc phải xem xét những người ở quanh bà Leidner.Người nào trong đoàn khảo cổ có khả năng thực tế để gây án?Trước hết, không ai có khả năng ấy, trừ ba người.Ông Lei