XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

CHUYỆN MA Ở QUÊ BÌNH ĐỊNH

CHUYỆN MA Ở QUÊ BÌNH ĐỊNH

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015

Lượt xem: 1341042

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1042 lượt.

A về, nhưng ông đang bệnh, thế là lập đàn cúng bái rầm cả lên, mời thầy này thầy kia về, lúc đấy em còn nhỏ nên chẳng để ý nhiều, chỉ biết là bụng ông nào cũng phệ!
Nhưng mọi người đã nhầm. Từ đợt đó, con nít lảng vảng gần sông cũng bị mất tích, mấy ngày mới về. Đứa nào cũng ngơ ngẩn, hỏi gì cũng không trả lời…
Người ta ra khuyên cô P nên chuyển vào trong làng, nhưng cô lắc đầu. Vẫn nụ cười buồn.
Bây giờ thì sự hoảng sợ đã lan rộng ra cả làng. Ai cũng sợ Hà Bá. Thậm chí có người còn thả gà thả bò xuống sông để tế.
Dạo đấy, ông ngoại em thường mộng mị. Ông hay thấy một người phụ nữ ẵm theo một đứa nhỏ, khóc với ông: Con khổ quá. Con đau quá. Giật mình tỉnh dậy, mấy đêm liền cùng một giấc mơ khiến ông không khỏi liên tưởng đến mẹ con cô P…
Lần này ông ngoại gọi ông Ba về. Ra đến bờ sông, ông Ba chỉ vào lều cô P, la lên: Đúng nó rồi! Nói đoạn ông rút bùa đã chuẩn bị sẵn ở nhà, bắt đầu dán lên 4 góc lều. Ông ngoại thấy ông Ba trừ tà không phải chỉ một hai lần, nên kéo lại bảo: Mẹ con nhà nó không xấu đâu… đừng tuyệt đường chúng nó. Ông Ba nhìn căn lều một lúc lâu, thở hắt ra, rồi tháo mấy tấm bùa, dặn ông ngoại gọi sư cụ A về siêu độ…
Khi quay đi, cả ông ngoại và ông Ba đều rùng mình. Tiếng ru ai oán lại cất lên…
Cái kết thì mọi người chắc ai cũng đoán ra, ông ngoại em mời sư cụ A về làng làm tràng siêu độ, cuối cùng không ai nghe được tiếng ru ấy thêm lần nào nữa…
Vài ngày sau, công an trên tỉnh xuống làm cuộc điều tra. Dựa theo mô tả thì họ kết luận: Cô P và cháu bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông trên chuyến xe khách từ QN về Tam Quan 4 năm về trước…
Nửa năm sau, ông ngoại em từ trần, hưởng dương 81 tuổi. Ông Ba nói vì lúc còn sống ông tiếp nhận quá nhiều âm khí, sống được đến tuổi này đã là hay rồi.
Trong đám tang ông, xen lẫn tiếng khóc là tiếng gà gáy và tiếng hát ru ai oán…



Part 4. Cô giúp việc.
Ông Ba, tên thật là ông Ba Hinh, họ Trần. Thuở nhỏ được ông cố ngoại giới thiệu với ông cố nội của em xin học cụ Dương Khả. Theo cụ dăm ba năm, ông được cụ quý nhất trong mấy người học trò. Nhưng tâm tư ông Ba không nằm ở văn võ. Ông thích nhất là tìm hiểu mấy điều huyền bí. Cụ Khả đành gửi ông cho một vị thầy pháp có tiếng thời đó, ông theo học mấy năm thì vị này mất, để lại rất nhiều sách quý (trong đó có 2 bộ Tam Quốc Chí và Tam Quốc Diễn Nghĩa em đang giữ nhưng mà giữ ko tốt, rách teng beng ).
Ông Ba quyết tâm theo đạo. Sau khi ma chay cho thầy, ông về gặp cụ Dương Khả, thăm gia đình, rồi khăn gói đi biệt hơn 20 năm. Đến khi về nhà, ông chuyển sang làm văn nghệ, rồi làm gỗ…
Câu chuyện em sắp kể dưới đây là được mẹ kể lại, mẹ cũng nghe ông Ba kể thôi, nên chắc là không chính xác lắm, nhưng cứ gõ lên đây cho mọi người xem
Lại nhắc thời ông Ba chưa đi theo cụ Khả. Ông nổi tiếng là bướng trong làng. Thằng nào vô phúc trêu phải ông, cho dù tụi nó có kéo đến chục thằng đi nữa cũng chẳng kiếm được ông. Để rồi sau đó vài ngày từng thằng phải đi khám thầy lang. Ông Ba lý luận: Quân tử phải biết mềm biết duỗi, biết rõ là chết mà vẫn cứ lao vào là ngu! Ông còn nổi tiếng là không sợ trời sợ đất. Năm ông 7 tuổi, có lần bị ông cố đuổi đi vì đánh nhau, ông chui vào cái miễu được cho là linh nhất vùng. Nằm trong miếu đói bụng cồn cào, ngó lên thấy lễ cúng của dân, ông leo lên chén cho bằng hết rồi lăn ra ngủ. Sáng lại mò về nhà.
Người ta bảo ông Ba vía to, ông cãi: Trên đời làm gì có ma! Chẳng ai nói được ông. Đúng thôi, ông Ba từng ngủ qua đêm ngoài nghĩa địa, từng chén sạch thức ăn trong miễu thiêng mà chả có chuyện gì xảy ra cơ mà! Thôi kệ mày, đến khi gặp rồi đừng có khóc! Ông Ba cười cười: Không sợ! Cùng lắm đái ra vẩy lung tung là được mà! Chẳng ai thèm chấp với con nít cả, chỉ biết lắc đầu ngao ngán…
Năm đó, bà cố sinh người con thứ 8 (Ông Ba là thứ 7 còn bà ngoại em là thứ 4). Ai cũng bận rộn, chạy đôn chạy đáo lo cho đứa nhỏ. Ông Ba chắc cũng biết, nên thời gian này cũng không có nháo sự, chỉ ở nhà chờ gặp em. Hồi đó người ta kỹ lắm các bác ạ, trẻ con sinh ra không gặp người ngoài, không gặp người kỵ tuổi, không gặp người bệnh tật v…v… Chả biết tại sao ông Ba lại không được vào gặp em. Thế là phải chờ thôi, nghe nói là bảy bảy bốn chín ngày mới được vào…
***************
Rào… rào…
Mưa to quá! Lấy quần áo vào! Lấy thùng hứng dột, đem gạo để lên cao! Con L. đâu, chạy sang bà xem thế nào. Thằng B. làm gì chậm như rùa vậy? – Ông cố hét. Mưa mà nổi bong bóng thì còn lâu mới dứt. Mà mưa to quá, khéo tầm nửa canh giờ nữa là ngập lên tới nền nhà. Mẹ nó, năm nay hết hạn rồi lụt, liên miên thế này, có còn cho người ta sống nữa không? – Con H, con H đâu? Có thấy con H đâu không? Đã trông em còn chạy lung tung, ái chà cái con này, về đây thì biết mặt!
H là người làm trong nhà, cũng có 3 đứa con, nên ông cố bảo cô giữ em, bà còn yếu. Cô chăm sóc rất tốt nên bà cố rất quý cô. Sớm nay, cô nhờ bà cố trông dùm đứa nhỏ