
LOÀI MA TINH NGHỊCH: ” MA TRƠI”
Tác giả: Đang cập nhật
Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015
Lượt xem: 1341016
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1016 lượt.
c gái ra chợ mua đồ về cúng. Tối hôm đó tuyệt không có gì xảy ra, bác mới yên tâm nghĩ đây chỉ là một cơn ác mộng…
Thế nhưng tối hôm sau, cơn ác mộng đó lại tới, lại càng chân thực hơn khi thấy cảnh một người phụ nữ đi cùng một người đàn ông đến trước mặt bác. Người phụ nữ mở miệng chì chiết bác Tạo, rằng là đồ vong ân phụ nghĩa, là đồ tán tận lương tâm. Chửi được một lúc, người đàn ông mở miệng gáy một tiếng, bác Tạo lại tỉnh. Lần này bác đã mơ hồ đoán được người đàn ông kia là ai. Nhưng nghĩ ngày xưa mình đối xử tốt với con Kê Vương, chả nhẽ nó hại mình? Thế nên bác quên bẵng đi. Cho đến tối hôm đó…
Bác tạo không còn dám ngủ một mình. Tối hôm đó bác rủ ông bạn gần nhà tới xem đá banh. Đang hay bỗng dưng cúp điện, bác Tạo móc cây nến để sẵn ở dưới gầm bàn phòng trường hợp cúp điện như thế này, đốt lên, thì không thấy ông bạn đâu cả. Nghĩ là ông mò đi toilet nên bác chỉ hỏi 1 câu, không thấy trả lời lại cũng không nghi ngờ gì. Tầm 5p sau, một bóng người mờ mờ từ trong nhà đi ra. Nghĩ là ông bạn nên bác tạo rót trà mời uống. Nhưng bóng người đó không trả lời mà cứ bước tới. Nghi là có chuyện, bác Tạo cầm ngay cây nến đưa thẳng về hướng người đó. Cây nến rơi xuống, bác Tạo ú ớ không thành tiếng! Trước mặt bác là một người phụ nữ tóc xõa, đồng tử co lại thành một điểm, miệng quắp lên như mỏ gà, mặc một bộ đồ trắng toát, cười man dại.
– Hé hé hé hé…..
Bác vùng ra khỏi nhà chạy. Chạy mãi vẫn thấy bóng người sau lưng. Vẫn tiếng cười man dại ấy…
-Hé hé hé hé…..
Bác cứ chạy, nhưng càng cố chạy thì cái tiếng cười đó càng gần. Chạy mãi… từ Quy Nhơn về đến Tam Quan, lại về Mã A Sầu. Lúc nãy bác có thể cảm nhận được hơi thở hôi hám phì phò vào tai mình. Tiếng cười càng lúc càng ghê rợn. Chợt bác Tạo vấp phải cái gì đó, té lăn mấy vòng. Ngẩng đầu lên thì thấy cái gương mặt ghê rợn ấy đang ké sát mặt. Bác Tạo hét lên nhưng không ra tiếng, liều mạng đấm đá túi bụi.
Kể đến đây ai cũng rùng mình. Chẳng ai nghĩ ra được vong này tại sao lại theo bác. Duy có ông Ba nhà ngoại em là nhắm mắt trầm tư. Đang lúc bác Tạo nghỉ lấy hơi, ông Ba chợt vỗ đùi đánh đét:
– Là nó, chính nó chứ không ai! Thủ phạm hại chết con 2 là nó!
Con 2 ở đây chỉ mợ 2 nhà em. Thấy cả làng không hiểu, ông Ba mới cắt nghĩa: Hồi đấy mợ 2 nhìn mợ cả cũng cái kiểu nhìn ấy, cũng con mắt ấy. Mợ 2 lại được chôn ở gần Mã A Sầu. Lúc mợ chết có rắn bò vào, tưởng sao, hóa ra kiếm mồi! Rắn thích nhất là thịt gà, thịt chuột. Ông Ba nghi đây là con gà mái thành tinh, theo cô 2 đến vùng Mã A Sầu, rồi ưng ý con gà trống của bác Tạo…
Cả làng rùng mình. Thì ra là vậy! Lao xao một lúc rồi lại lắng nghe tiếp đoạn kết của giấc mơ bác Tạo…
Trong lúc bác Tạo tuyệt vọng nhất, chợt một người đàn ông mặc đồ đỏ bước ra chặn bác lại, gáy một tiếng, con ma nữ phía sau bỗng dưng biến mất. Người này nói với bác rằng bác đã động vào đất thiêng, rằng bác vong ân phụ nghĩa, vì chính người này và con ma nữ lúc nãy dựa trên mảnh đất này giúp bác có được cơ nghiệp ngày hôm nay, duyên 2 người tới đây là hết. Nói xong tự nhiên biến mất. Bác Tạo giật mình dậy, thấy ông bạn đang nằm sóng xoài trên nền nhà. Điện đã có từ bao giờ. Giật mình hơn là trên tay bác đang cầm một sợi lông gà màu đỏ tía!
Sau bác đưa sợi lông gà lên cho một thầy pháp cao tay, thầy này đốt đi lấy tro pha vào nước bảo bác uống. Uống xong bác Tạo nôn, nôn ra toàn là thóc. Theo lời ông thầy, bác đem bán gia sản trả lại cho làng, cạo đầu đi tu, pháp hiệu là Vô Khánh.
Hai năm sau bác mất, em còn nhớ năm đó là khoảng năm 2007 thì phải, năm đấy em vừa vào lớp 10. Nghe đâu lúc hỏa thiêu người ta nghe thấy tiếng gà gáy văng vẳng…
Part 3: Cô P.
Vậy là mọi chuyện đã xong. Con gà tinh biến mất khỏi làng biệt tăm biệt tích, ít ra là đến bây giờ em chẳng nghe ai nói gì về nó nữa các bác ạ. Sau đợt lạm phát đầu năm 1999, 2-3 năm sau, khó sống, dân làng tản đi tứ xứ làm ăn, chỉ còn một số người giàu tình cảm, không nỡ bỏ quê ở lại. Nhiều nhà chuyển đến, cũng có nhiều người là con cháu, mong muốn quê mình phát triển, bỏ chốn thành thị xa hoa quay về cống hiến cho quê nhà. Quê em giờ đây khác xưa nhiều, đêm đêm cứ nghe nhạc xập xình ở tận đâu đâu, chạy ra đầu ngõ ngó quanh quất chỉ nhận ra được vài người quen. Mà kín cổng cao tường lắm. Người ta chuyển tới, làm bữa tiệc, đi thăm làng xóm 1-2 lần gì đó là thôi, chẳng ai thèm duy trì tình làng nghĩa xóm. Bây giờ mà hỏi cậu 3 xem nhà bên kia là nhà ai thì đố cậu biết được. Thành thị hóa rồi!
Nhưng cái thuở ấy còn ít, tức là mới chỉ vài người đi, và vài người đến. Trong số những người dọn đến có một người phụ nữ ôm theo một đứa bé, ở trong một túp lều nhỏ dựng cạnh sông Tam Quan. Cô tên P, rất xinh, là dân Quy Nhơn. Cô rất kín tiếng, sống trong làng nhiều người còn chả biết cô là ai. Sau vì vài nguyên do, người ta mới biết, cuộc đời của cô là một chuỗi đau thương và bất hạnh…
Cô P là dân gốc Huế, từ nhỏ theo ba mẹ vào Quy Nhơn sống. Cô l