Old school Swatch Watches

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Truyện Kinh Dị – Nghiệp Chướng

Truyện Kinh Dị – Nghiệp Chướng

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:16 17/12/2015

Lượt xem: 1341093

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1093 lượt.

đó, vậy bây giờ tôi sẽ mời một vong linh lưu lạc về hỏi họ cho ra lẽ vậy.

Nói xong, cụ Lộc để lại quả bầu nhỏ vô trong rương, lần này cụ lấy ra ba đồng xu và hai cái bát con con. Cụ Lộc bỏ ba đồng tiền vào, sau đó cụ úp hai cái bát vừa khít vào nhau mà xóc nhanh miệng lẩm rẩm tiếp một thứ tiếng gì đó nhưng bé hơn. Lần này phải mất độ năm phút, từ cánh cửa ra vào gian nhà trính bỗng có một vong nữ ăn mặc rách rưới đi xuyên qua bước lại trước mặt cụ Lộc mà quỳ xuống. Người nhà họ Ngô nhìn thấy vong nữ này thì càng muôn phần khiếp đản hơn nữa. Đầu tóc cô ta rũ rượi, trên người mặc một bộ quần áo cũ kĩ nhầu nát. Vong nữ quỳ xuống nói:

– Cụ gọi con có gì chỉ bảo ạ?

Cụ Lộc lúc này mới ngừng xóc bát, cụ ân cần đáp:

– Ta có chuyện muốn nhờ con.

Vong nữ nói:

– Xin cụ cứ nói ạ.

Cụ Lộc nói:

– Trước tiên cho ta hỏi con từ đâu tới?

Vong nữ đáp:

– Dạ con ở cái hổ ngay giữa làng ạ.

Nghe thấy vậy thì vợ chồng người con trai thứ hai lại tuôn rơi nước mắt khi nghĩ tới đứa con gái của mình. Cụ Lộc gật đầu, thế rồi cụ nói:

– Con có thể kể cho ta nghe coi có chuyện gì đang xảy ra với gia đình nhà họ Ngô không?

Vong nữ này nhìn cụ Lộc có vẻ lưỡng lự như không muốn nói. Cụ Lốc nói tiếp:

– Người nhà họ Ngô thực sự đang rất bế tắc, ta mong con hãy kể cho ta nghe để ta có thể giúp họ thoát khỏi cái tai ương này. Như vậy cũng là một công đức đó. Ta hứa sau khi con kể ra, ta sẽ bảo họ cúng bái con đầy đủ để con không phải chịu đói khát giá lạnh bên hồ nữa.

Vong nữ nghe vậy vỗi cúi người mà nói:

– Thưa cụ ý con không phải vậy, con không đòi hỏi gì đâu ạ … chỉ là …

Cụ Lộc nhìn vong nữ này hỏi ân cần:

– Chỉ là vì cái gì? Con có thể nói ra không?

Vong nữ cúi đầu ngẫm nghĩ một lúc, thế rồi cô ta thẳng lưng nói:

– Nếu con nói ra cái này sẽ có kẻ đến hại con. Nếu con nói ra, con chỉ xin cụ bảo người nhà họ Ngô xây cho con một ngôi nhà nhỏ bằng đá ven hồ để con có thể ẩn náu mà không sợ bị kẻ khác hãm hại.

Cụ Lộc gật đầu nói:

– Được ta hứa với con.

Vong nữ cúi đầu:

– Cám ơn cụ, nếu cụ đã hứa, vậy con xin được kể.

Người nhà họ Ngô ngồi đó chăm chú lắng nghe vong nữ này kể lại đầu đuôn ngọn ngành. Bà Thoa không biết từ lúc nào đã tuôn rơi lệ, ngồi đây nghe vong nữ kể lại mọi chuyện thì trước mắt bà lại hiện ra cái hình ảnh ngày nào.

Sau khi kể xong câu chuyện, cụ Lộc cho vong nữ lui và cớm ơn cô ta. Ngay khi vong nữ này biến mất. Cụ Lộc nói:

– Vậy là mọi chuyện đã rõ, gia đình có thể cho tôi tá túc lại một đêm được không? Sáng mai tôi sẽ có cách giúp gia đình.

Người nhà họ Ngô nghe xong thì không ai nói câu gì, họ chỉ thất thểu đứng lên bật đèn và tản mát đi ra ngoài, có lẽ bây giờ sau khi biết rõ mọi chuyện, họ cũng chả còn bận tâm gì nữa rồi. Bà Thoa lúc này mới quệt nước mắt nói:

– Cụ cứ ở lại đây, ngủ trên sập này. Sáng mai tôi sẽ chuẩn bị tiền công và gọi xe đò đưa cụ về nhà.

Cụ Lộc cúi đầu cảm tạ, người nhà họ ngô ai về phòng người đó không ai nói với ai một câu gì, phải chăng họ vẫn còn quá thất kinh trước câu chuyện mà vong nữ kia kể lại.

Đêm nay trăng sáng vành vạch, cụ Lộc không ngủ được mà mò mẫm đi ra ngoài sân ngồi. Hai con chó nhà ông Tú lúc này mới chạy lại mà ngôi bên cụ ta. Cụ Lộc vuốt ve cả hai con chó, thế rồi như nhận ra điều gì đó, cụ Lộc nói:

– Thất đáng buồn thay là ta và các người cùng chung một số phận… đúng là ý trời mà…

Bà Thoa nằm dưới bếp cố ngủ mà không sao ngủ được. Nằm trên giường, tay vắt lên trán mà hai hàng nước mắt bà lại tuôn rơi. Bà nằm đây mà nhớ bà chủ lắm, thế rồi những hình ảnh hôm nào lại hiện về.



Phần 6: Ả Đào.

… Lúc ông Tú còn Trẻ …

Nghề làm vải của dòng họ Ngô này xuất phát từ thời ông của ông Tú, nghe đâu thời đó do công nghệ pha mầu và nhuộm vải chưa được cải tiến, nên những thước vải do nhà họ Ngô làm ra bán cũng chỉ tàm tạm mà thôi chứ không hẳn là đến mức nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Đến đời cha đẻ của ông Tú thì công nghệ nhuộm vải có được củng cố một ít, thế nhưng mà cái điểm máu chốt để nổi tiếng vẫn nằm ở việc pha chế mầu. Điều này cũng khiến cho gia đình ông Tú phải đâu đầu khi mà nghề làm vải này càng ngày càng xa xút vì người dân thời đó vẫn coi vải đẹp để may quần áo là một thứ hàng xa xỉ mà không mấy ai có thể mua được. Nói về cha đẻ của ông Tú, là một người rất tốt bụng, thương yêu con cái và cũng có nhiều mối quan hệ, chỉ có điều ông ta là người gia giáo và rất cổ hủ. Nhớ cái hồi đó ông Tú còn đang ở độ tuổi hăm mấy, cũng được cho ăn học đàng hoàng. Có một điều mà không ai có thể nhìn nhận ra ở ông Tú mà chỉ có mỗi cha ông ta nhận ra đó là ông Tú rất đa tình và tuy còn nhỏ tuổi, ông Tú thường đi coi đàn hát và chết mê chết mệt với mấy cô ả đào tươi rói. Đã nhiều lần cha của ông Tú lên lớp và mắng chửi ông Tú rằng sắc là một con dao nhọn hai lưỡi, làm thằng đàn ông nên