Old school Easter eggs.

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Ai Là Kẻ Thứ Ba

Ai Là Kẻ Thứ Ba

Tác giả: Diệp Khuynh Thành

Ngày cập nhật: 03:49 22/12/2015

Lượt xem: 134616

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/616 lượt.

nhau ra trả tiền phòng, tiền sinh hoạt, rồi tương lai là sinh con đẻ cái, lại chia nhau trả tiền học cho con. Cuộc sống vợ chồng như vậy, mới nghĩ đã thấy mệt, không thấy gì mới mẻ như hồi đi học nữa. Nhưng điều khiến tôi không hiểu là, cũng là kiểu AA, nhưng khi đã thành vợ chồng, không hiểu sao tôi lại có cảm giác không chịu nổi như vậy?
Đối với tôi, vợ chồng mà sống chia nhau trả tiền kiểu AA như vậy có khác nào chỉ là quan hệ với “bạn tình”? Nghĩ tới đây, tôi như nuốt phải một con dán. Tôi kể lại cảm giác đó cho chồng tôi, nhưng anh ấy chỉ cười, không bình phẩm, vẫn áp dụng phương thức cũ.
Tôi bắt đầu phản cảm với cách làm đó, thầm nghĩ: vợ chồng kết hợp với nhau phải lấy tình yêu làm cơ sở. Tình yêu vợ chồng là một dạng tình cảm tuyệt đẹp không gì cao hơn, đầy ắp tính hiến dâng vô tư, toàn tâm toàn ý, tại sao tiền bạc vật chất lại phải chia ra như vậy? Chả khác nào làm tổn hại đến tấm chân tình của hai vợ chồng.
Một quốc gia như Mỹ, dù giữa bố và con trai, mẹ và con gái, anh chị em khi ăn cơm đều chia tiền ra trả, nhưng rất hiếm khi nghe thấy giữa vợ chồng cũng áp dụng kiểu trả tiền AA. Nếu mọi thứ sinh hoạt trong gia đình đều nghiêm túc thực hiện kiểu này, tới lúc quan trọng hoặc gặp sự cố, một bên bị ốm hoặc thất nghiệp, không còn hỗ trợ kinh tế, thì phải làm sao đây?






Sống cùng người mình yêu cũng là một chuyện khá mệt. Chúng tôi mất dần sức khỏe của mình, hoặc cũng có thể vì cả hai đều là người thành công trong cuộc sống, chúng tôi luôn duy trì thứ được gọi là cao quí, thanh nhã của mình. Do người nào bận việc người nấy nên chuyện gặp mặt nhau không dễ dàng. Bởi thế mỗi tối đi làm về gặp được nhau như hò hẹn. Tôi về tới nhà cũng không dám tẩy trang.
Làm việc ngoài xã hội, tôi quen được mọi người tán dương là “người đàn bà giỏi giang”. Cách gọi đó khiến tôi rất thỏa mãn thói hư danh của mình, nhưng được nghe nhiều quá, tôi lại thấy vô vị. Tôi cho rằng thành công trong cuộc sống hôn nhân và thành công trong sự nghiệp đều quan trọng ngang nhau. Nhưng vấn đề giờ đây là, cùng với “thành công” trong sự nghiệp, tôi nhận thấy cuộc hôn nhân của tôi dần dần đi tới “thất bại”.
Sự thất bại đó lẽ nào có liên quan tới sự nghiệp? Lẽ nào làm một người vợ xuất sắc thời hiện đại lại là một quá trình tự bó buộc mình: trước tiên phải duy trì sắc đẹp, da dẻ mịn màng, thân hình mảnh mai, nhất thiết phải khéo thu vén gia đình, lại phải duy trì một vài sở thích cùng chồng. Lại phải kịp thời nạp kiến thức, nếu không khó thể trò chuyện được với chồng. Cần chú ý tới mọi tiểu tiết trong cuộc sống, nếu không sẽ nhàm chán… Những thứ như vậy khiến người ta thấy không cam tâm, thực sự cảm thấy rất mệt.
Có lẽ chính vì vậy, hôn nhân dần đi tới lãnh địa khiến người ta phải thất vọng. Mọi thứ đó là lỗi của ai? Tôi, hay anh ấy? Hình như, hình như không phải lỗi ai cả.
Tuy sự nghiệp quan trọng, nhưng dù sao chúng tôi đều cần phải sống. Trong cuộc sống, tôi là một phụ nữ thích lãng mạn, thấy chồng người khác lãng mạn, dịu dàng, tinh tế, tuy phần lớn số họ không thành công trong sự nghiệp như chúng tôi, về kinh tế không khá như chúng tôi – nhưng tôi luôn so sánh với chồng mình. Cứ như vậy, tôi lại thấy té ra chồng mình thật nhạt nhẽo.
Nếu thực sự không thể lấy lại hạnh phúc, vậy hãy để tôi trân trọng tất cả mọi thứ hiện có, tuy nó ít đến đáng thương.
Trong khi đó chồng tôi dồn tất cả thời gian làm việc. Đi ra khỏi nhà toàn nghĩ về công việc, trở về nhà rồi cũng vậy, lười nói chuyện với vợ. Do thời gian gần gũi nhau cứ ít dần, chúng tôi thiếu hụt sự giao lưu. Cả hai đều rơi vào trạng thái “không có gì để nói”.
Nhớ lại hồi yêu nhau, suốt ngày nói chuyện không ngớt, lấy nhau rồi đột nhiên không có gì đáng nói. Cũng không biết có vấn đề ở chỗ nào. Tôi thấy hôn nhân thật sự vô vị. Sau khi kết hôn, tuy sống cùng nhau, nhưng không chuyện trò, đi ra đi vào như người xa lạ, mất hết cảm giác.
Tôi biết điều này thật nguy hiểm nên luôn nghĩ cách để cứu vãn tất cả những gì đã mất nhưng luôn xử lí không khéo. Đúng lúc này, do quan hệ công việc, chồng tôi và tôi phải sống ly thân hai nơi. Tôi có bệnh luôn cầu cứu bệnh viện, lại cứ ngỡ rằng cơ hội để giải quyết mối nguy hiểm cuộc hôn nhân đã tới. Sự thật sau đó chứng minh rằng cách nghĩ của tôi quá ấu trĩ. Việc hai người ở tách ra hai nơi trái lại còn tạo nên hung thủ lớn nhất giết chết cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Hồi mới tốt nghiệp đại học, rất nhiều bạn học cùng ở lại Thượng Hải. Hiếm ai quay về quê hương cũ để phát triển sự nghiệp như vợ chồng tôi. Nhưng đó là ý nguyện của bố mẹ hai nhà. Dù sao họ cũng đảm nhận những chức vụ quan trọng trong cơ quan chính quyền, có thể dễ dàng sắp xếp công việc tốt cho con cái.
Sự thật cũng chứng minh rõ, bước đi của chúng tôi hồi đó là rất đúng. Đám bạn học ở lại Thượng Hải tìm việc thật không dễ dàng. Trong khi chúng tôi rất thoải mái, tới làm việc ở những cơ quan nhà nước, có chức vị, muốn mưa được mưa, muốn gió được gió, khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Nh