
Bảo Bối Tình Nhân Của Kiến Trúc Sư
Tác giả: Blue An Kì Nhi
Ngày cập nhật: 03:31 22/12/2015
Lượt xem: 134810
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/810 lượt.
Chổi. Mau tống cổ cậu ta đi…”
“Đuổi đi! Đuổi đi! Đuổi đi!”
…
Vì sao?
Vì sao? Vì sao xung quanh toàn là tiếng cười? Vì sao gió mùa thu mà lạnh thế? Lạnh buốt. Lạnh buốt...
Hoa Lạc Lê lúc này cảm thấy rất khó chịu, xung quanh đột nhiên nhòe đi, chân lạnh cóng, đôi tay không ngừng, run rẩy, người như bị trúng gió, phải cố lắm mới giữ được hai chân đứng vững, nhưng mặt lại bừng bừng khác thường, nóng như núi lửa lúc phun trào. Nước mắt cứ dâng lên không ngừng, cuối cùng những giọt nước thi nhau rớt xuống…
Hàn Tử Hiên lòng bỗng dậy sóng, không còn bình yên nữa. Anh không biết tại sao mình lại trở nên như vậy. Anh bắt đầu vỗ tay, hướng về cô gái tóc đen váy xanh đó mà vỗ. Và đột nhiên khi anh nhìn thấy đôi mắt đầy nước của cô, rồi những giọt nước mắt thi nhau tuôn xuống như mưa, trái tim anh như chết ngạt trong đó. Trong kí ức thời thơ ấu, anh đã từng nói với một cô bé: “Hoa Lạc Lê, em ngốc và dễ bị lừa như vậy, cho nên nhất định phải tìm một hiệp sĩ dũng cảm để bảo vệ em.”
Hoa Lạc Lê đang cúi đầu khóc, chợt nghe thấy phía trước có người vỗ tay, tiếng vỗ tay như tiếng sấm đầu tiên của mùa xuân, gọi cơn mưa xuân về cho cây cối.
Xung quanh yên tĩnh trở lại, anh đứng giữa ánh nắng, tuấn tú khiến người khác nín thở. Hàn Tử Hiên, anh thậm chí có thể vỗ tay lúc này?
Sau đó môi anh hé mở, giải thích ngắn gọn nhưng rõ ràng: “Ý bạn Lạc Lê muốn nói, nhạc sĩ dùng giai điệu tạo nên bài ca cuộc sống, nhà thơ dùng từ ngữ vẽ lên bức tranh cuộc sống. Cả hai, tuy cách biểu đạt khác nhau nhưng mục đích là như nhau. Đó chính là dị khúc đồng công.” [Dị khúc đồng công: Nghĩa là tương tự nhau.'>
Mọi người đều bị giọng nói của anh cuốn hút, không còn nghe tiếng ai cười nữa. Mọi con mắt đều đổ dồn về phía anh, cứ như thể cả thế giới đều xoay quanh anh, hoặc giả vì anh bỗng hóa thành thiên sứ vẫy vẫy đôi cánh trắng giữa vầng hào quang sáng chói.
Hàn Tử Hiên đứng dưới ánh sáng mùa thu trong trẻo đẹp như một tạo vật sinh ra để được ngưỡng mộ. Anh khẽ mỉm cười, nụ cười như nhũng cánh hoa tuyết rung rinh, in sâu vào đáy mắt Hoa Lạc Lê, sau đó tiếp tục nói:
“Có thể thấy, từ chủ đề của buổi học ngày hôm nay “Chopin - độc thoại trong yên lặng”, Chopin, một nghệ sĩ dương cầm, hay có thể coi là thi sĩ của cây đàn dương cầm, nhờ những điệu nhạc du dương mà viết lên những lời thơ đầy cảm xúc, đồng thời qua thơ từ mà sáng tác nên những giai điệu đi vào lòng người. Lần đầu tiên trong lịch sử, dương cầm được biết đến như là một phương tiện dùng âm thanh để giãi bày tâm tư tình cảm của con người. Nếu dùng thuật ngữ hiện đại để hình dung thì có thể nói, Chopin đã bắt đầu sáng tác dương cầm có ý thức.
Hoa Lạc Lê cười thầm trong bụng, quả nhiên là có học có khác, trả lời đâu ra đấy, Hàn Tử Hiên từ nhỏ đã rất thông minh, cô như loài côn trùng luôn bám sau anh, anh đi đâu, cô theo đó, như hình với bóng, một bước không rời.
“A, phân tích rất độc đáo và sâu sắc. Nếu em cho rằng Chopin và các nhà thơ giống nhau, vậy tại sao khác biệt và đặc biệt có thể cùng tồn tại?”
Giáo sư Kim vỗ vai Hàn Tử Hiên, ánh mắt trìu mến đầy tin tưởng dành cho anh.
Tử Hiên nghe vậy khẽ cười một tiếng, anh nghiêng đầu, ánh chiều đổ xuống tóc anh, mái tóc nhuộm nâu ánh lên ấm áp.
Ngay cả việc anh lên bục giảng lúc nào, lấy phấn viết chữ gì Hoa Lạc Lê đều không biết, cô chỉ còn biết đôi môi anh nhếch lên thành một đường cong hoàn hảo, một nụ cười ấm áp, sưởi ấm trái tim cô. Thật kỳ lạ, cô cảm thấy nụ cười ấy nhẹ như cánh nhạn bay mà cũng nặng tựa Thái Sơn.
Nét chữ nét người. Chữ của anh nói lên một phần cốt cách của anh, đó là thể chữ Nhan, nét thanh nét đậm phối hợp rất hoàn hảo. Giống như khi anh chơi vĩ cẩm, một khúc nhạc hoàn mĩ phải để giai điệu vang lên lúc trầm lúc bổng, đan xen hòa quyện. [Nhan thể bắt nguổn từ Tế Điệt cảo của Nhan Chân Khanh, nhà thư pháp nổi tiếng đời Đường, đặc trưng ở nét chữ rắn rỏi, khỏe khoắn, là lối viết chữ Khải pha nét chữ Triện.'>
Anh vừa nói vừa giải thích: “Thế giới của Chopin là một thế giới tươi đẹp, ẩn sâu trong nội tâm, đẹp đến mức không nắm bắt được, sâu đến mức không thể chạm tới được. Vượt qua sự khác biệt về thời gian và không gian, nhà thơ Lý Thương Ẩn cũng có nhiều nét tương đồng trong phong cách sáng tác. Lời thơ của Lý Thương Ẩn uyển chuyển hàm súc, sáng rõ, sâu sắc và tinh tế. Ngôn ngữ thi ca của Lý Thương Ẩn và ngôn từ âm nhạc của Chopin có nét tương đồng đối ứng nhau. Nhưng trong âm nhạc, Chopin đã sáng tác với một phong cách tự nhiên, đầy ngẫu hứng gạt bỏ được sự cầu kì, dụng công đúc câu đặt chữ một cách tối nghĩa, bí ẩn và khó hiểu như Lý Thương Ẩn.” [Lý Thương Ẩn (831 - 858): nhà thơ đời Đường nổi tiếng với những bài thơ Vô đề.'>
Giáo sư Kim vỗ tay, cười lớn: “Thật là tự cổ anh hùng không đợi tuổi. Còn gì nữa không?”
Hàn Tử Hiên khẽ cười, khiêm tốn nói tiếp: “Có một vị là nhà văn Yasunari Kawabata, trong tác phẩm của ông, tâm lí nhân vật, tình tiết câu chuyện vừa được xây dựng tỉ mỉ lại vừa được miêu tả mơ hồ, không rõ ràng rất giống với âm nhạc của Chopin. Nhưng âm nhạc