
Tác giả: Tào Đình
Ngày cập nhật: 04:44 22/12/2015
Lượt xem: 134756
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/756 lượt.
y lại. Tôi mất hứng, nằm xoài ra giường, nhắm mắt, tĩnh tâm, và…ngủ thiếp đi.
Nếu đêm đó tôi cứ ngủ tiếp đến sáng, ngày hôm sau chắc tôi sẽ buồn và nuối tiếc đến chết. Nhưng rồi đã xảy ra một chuyện, khiến tôi đến giờ vẫn còn hối hận. Đúng là: “Nhất thời sơ suất, vạn cổ sầu”. Đêm đó tôi đang ngủ, thình lình vang lên một tiếng sấm. Hồ Khả sợ quá, quên mất là đang giận tôi, hét tướng lên đánh thức tôi dậy, còn chưa kịp mở mắt xem chuyện gì thì đã bị một cái gì mềm mềm, âm ấm như cuộn bông áp vào người.
“Ối! Dương Dương!”. Hồ Khả ôm chặt tôi, nàng dường như quên phắt chuyện cãi nhau khi tối.
Những tiếng sấm đinh tai nhức óc liên tục vang lên ngoài cửa sổ. Hồ Khả sợ sét, tôi lại sợ nàng, tôi sợ tiếng hét của nàng. Khi sợ, nàng chỉ có một cách: hét, và hét rõ to.
“Cứu với! Cứu với!”. Nàng bắt đầu hét lên.
Tôi dở khóc dở cười, sợ người ngoài nghe thấy lại nghĩ tôi là con dã thú mà ập đến lập biên bản thì phiền lắm.
Nhìn ra ngoài trời, những tia chớp xé toang màn đếm, tiếp nối nhau không dứt, khách sạn toạ trên đỉnh núi nên càng như gần trời hơn, mỗi tia chớp sáng trắng như chích vào mắt. Chỉ cần nghe thấy tiếng sấm là Hồ Khả co rúm như con tôm, mắt nhắm nghiền, tay bịt chặt tai, miệng la hét. Nàng sợ sấm, ừ, trong rủi có may. Tôi nghĩ, để xem cô có còn khủng khỉnh nữa không?
Giữa hai tia chớp, tôi nhìn thấy nét mặt Hồ Khả. Thật tội nghiệp. Mặt nàng đẫm nước mắt, yếu ớt như con chim non gặp bão. Lòng tôi bỗng thắt lại, một nỗi khao khát muốn bảo vệ, che chở cho nàng trỗi dậy mãnh liệt.
Tôi ôm nàng vào lòng, ghì đầu nàng vào ngực mình, miệng thì thầm những câu dỗ dành như mẹ vẫn nói khi tôi còn nhỏ: “Ngoan nào, ngoan nào, đừng khóc nữa, Hồ Khả dũng cảm lắm, đừng sợ, đừng sợ!”. Tôi vuốt ve tóc nàng. Tôi cứ ôm nàng như thế cho đến lúc mưa tạnh.
Điều kỳ lạ là ôm một người con gái đẹp như nàng con gái đẹp như vậy nhưng trong tôi không hề nảy sinh tà ý. Tôi vẫn cho rằng sở dĩ đàn ông thích phụ nữ, chính là bởi vì thích ma lực của họ, thích đoá hoa đó.
Tôi vẫn ôm Hồ Khả lúc đó đang dần bình tĩnh trở lại, lòng bình yên không chút xao động. Lát sau Hồ Khả nói người nàng đầy mồ hôi. Nàng bảo tôi đi ngủ để nàng đi tắm. “Xin lỗi nhé, từ nhỏ em sợ nhất là sấm sét, không phiền anh chứ? Xin lỗi!”. Trước khi vào nhà tắm, Hồ Khả lại xin lỗi lần nữa. Thì ra cô hoa khôi kỉêu ngạo quen được nuông chiều vẫn có những lúc khiêm nhường như vậy.
Tôi nghe tiếng nước chảy trong nhà tắm, không sao ngủ được. Lúc đó đầu óc tôi lại trở nên rối bời. Tôi nhớ tôi đã nghĩ rất nhiều chuyện, không hiểu sao lại nghĩ đến bố mẹ, hổ thẹn nhất là bỗng dưng tôi lại thử hình dung xem bố mẹ đã…làm chuyện ấy trong điều kiện như thế nào.
“Đúng thế!”.
“Vậy rốt cuộc ngày hôm qua vì sao lại quan trọng?”. Nàng lại hỏi.
Thực ra hôm đó tôi nói ngày quan trọng gì gì đó, chẳng qua là kiếm cớ lừa nàng đi chơi đêm một chuyến để được xem đoá hoa xinh đẹp của nàng mà thôi. Đắn đo hồi lâu, tôi nói: “Bởi vì là tháng Sáu”.
Hồ Khả đương nhiên không hiểu, mặc nàng đứng đó, tôi đi thẳng. “Tháng Sáu!”. Tôi ngẩng nhìn bầu trời xanh trong. Hôm qua vừa có mưa vừa có sấm, hôm nay trời rất đẹp, quang đãng, thoáng mát lạ thường, người ta bảo đẹp như nền trời sau đêm dông cũng là vì lẽ đó.
Tôi đang đắm mình trong không gian của tháng Bảy, ve sầu kêu inh ỏi, lại nhớ về tháng Sáu. Chợt nhận ra, tháng Sáu là tiết hoa nở.
TẠM BIỆT THÁNG BẢY
Trước khi nghe mẹ nói tôi đã quyết định không về. Tôi đã định dứt khoát từ chối: “Con không về!” nhưng lúc này, trước ánh mắt mẹ, tôi không thể mở miệng. Đôi mắt mẹ suốt một đời sáng là thế, vậy mà khi bước vào tuổi già cũng bắt đầu mờ đục. Mẹ già rồi, mẹ chỉ thích con cái quây quần, mẹ sợ cô đơn. Bố quanh năm uống ruợu không biết đến việc gia đình. Tôi mường tượng ở nhà có một phụ nữ cô đơn đang chờ đợi đoạn cuối cuộc đời mình.
Tôi liếc nhìn An An, con bé rất láu cá, gặp tình huống thế này, nó thường cúi đầu, không thể hiện thái độ. Tôi lại cầu cứu Mai Mai, đôi mắt điềm tĩnh của nó nhìn tôi, nét mặt bình thản. Tôi hiểu,chỉ cần được theo tôi, đi đâu nó cũng đi, Mai Mai từ nhỏ đã rất quấn tôi. Có nghĩa là, bây giờ quyền quyết định thuộc về tôi. Tôi nghĩ, đàn ông phải xa nhà, bôn tẩu lạp nghiệp, không nên chỉ quẩn quanh ở quê. Vậy là giả bộ bình tĩnh vừa gắp rau, vừa như buột miệng nói: “Vẫn ở lại Trùng Khánh thôi, đã quyết định như vậy rồi mà”.
Mẹ không tiện nói lại, mọi người lặng lẽ ăn. Tôi thậm chí không dám nhìn mẹ, cảm thấy mình như kẻ trộm lấy đi đứa con trai duy nhất của mẹ.
Khi tiễn mẹ, An An nhất định không đi, con bé cứ một mực nói có việc, rồi chuồn mất. Mẹ, tôi và Mai Mai ra bến xe. Trên đường đi, mẹ lại bắt đầu dặn dò trời nóng phải uống nước lạnh, trời lạnh phải uống nước nóng, cứ như tôi là đứa trẻ lên ba.
Tôi nói: “Con biết tự chăm sóc, con không còn là trẻ con nữa”.
Sau