
Tác giả: Quỳnh Dao
Ngày cập nhật: 04:48 22/12/2015
Lượt xem: 134991
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/991 lượt.
nhìn Bảo Lâm:
- Lâm hãy nói đi! Lúc Lâm nói chuyện tình yêu với La Dũng, bấy giờ hắn bao nhiêu tuổi?
Bảo Lâm mở to mắt. Nàng cảm thấy ngột ngạt khó thở. Nàng muốn nói với Từ Sâm:
- Cậu Sâm! Cậu biết không, chính vì có chuyện La Dũng mà tôi không muốn lầm lỡ, không muốn sa chân một lần nữa. Cậu không hiểu đâu. Cậu không hiểu vì sao tôi lại sợ tuổi trẻ như vậy, và vì sao tôi lại già thế này. Tất cả cũng chỉ vì tình yêu, vì nỗi đau.
Từ Sâm có vẻ đau khổ về những gì mình làm không đúng lúc đã qua.
Bảo Lâm ngồi đấy, ngồi yên. Trong phút giây, nàng chợt thấy lòng mình thoáng một chút xúc động, nhưng nàng vẫn im lặng.
Cuộc đời thường có nhiều dữ kiện đôi khi không giải thích nổi và bất ngờ thường hay dồn dập đến cùng một lúc. Chuyện đó cũng xảy ra với Bảo Lâm.
Bệnh của mẹ đang ở trạng thái "tỉnh" đột ngột biến sang trạng thái "động". Thật ra thì cũng không phải bất ngờ, vì ngay từ đầu, bác sĩ đã từng cho ông Vĩnh Tú, cha Bảo Lâm và nàng biết:
- Nếu quý vị không đưa bà ấy vào viện tâm thần, bệnh sẽ càng lúc càng nặng. Bước đầu chỉ là ảo giác tưởng tượng, nhưng càng lúc sự tưởng tượng đó sẽ mang lại nguy hiểm. Bắt đầu nói nhảm, rồi đến đánh người, đập phá đồ đạc, la hét, cái gì cũng có thể xảy ra, vì vậy quý vị nên tỉnh táo một chút, suy nghĩ sáng suốt một chút. Đưa bà ta vào viện tâm thần trị liệu thì hơn, chứ đừng quá thương yêu bà ta mà nấn ná để ở nhà. Tôi báo trước sẽ có chuyện không hay xảy ra.
Cha con Bảo Lâm không phải là không tỉnh táo, không biết suy nghĩ, có điều họ không đành lòng để bà Tố Trinh, mẹ Bảo Lâm, vào nhà thương điên. Ở đấy có nhiều hình ảnh mà tình cảm gia đình không thể chấp nhận được. Đó là chưa kể lúc mới bệnh, bà Tố Trinh tỏ ra rất hiền lành. Bà chỉ ngồi lẳng lặng, suy tưởng, nhớ tiếc đến đứa con trai đã mất. Hành vi như vậy nào có gì nguy hiểm đến ai? Rồi sau đó, không hiểu nghe ai nói, bà biết được chuyện mình sẽ bị đưa vô nhà thương điên. Thế là bệnh trở nặng ngay. Bà bệnh không phá phách mà chỉ là một sự đột quỵ. Đôi chân yếu dần, đi đâu cũng cần phải có người dìu. Mới hôm trước bác sĩ đến khám, cho biết cơ thể không hề có bệnh gì ngoài vấn đề tâm thần. Chính tâm thần tác động làm bà đột quỵ. Lúc tỉnh, bà thường van vỉ cùng chồng:
- Anh Tú, em đã sống chung với anh hơn hai mươi năm. Anh hãy thề đi! Thề là sẽ không bao giờ đưa em vào nhà thương điên nghen.
Tình cảm, sự trung hậu, và lương tâm con người đã bắt ông Vĩnh Tú thề. Ông hứa, và năn nỉ mọi người đừng nhắc đến chuyện đưa bà vào nhà thương điên nữa.
Công việc nhà bây giờ rất bận rộn. Bảo Lâm tất bật với việc ở trường, việc đi dạy kèm. Người giúp việc chỉ làm những việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Vì vậy, để tiện việc chăm sóc, thuốc thang cho vợ, ông Vĩnh Tú đã xin về hưu non. Tưởng mọi việc sẽ êm, nhưng rồi bệnh của vợ ông càng lúc càng nặng ra. Không biết bắt đầu từ bao giờ, Bảo Lâm đã trở thành mục tiêu la chửi, đay nghiến của bà. Con người bình thường cũng thế thôi, cũng cần phải có đối tượng nào đó để trút bỏ những uất ức, bực dọc, đè nén. Những bực dọc đó có thể là sự bất mãn trong sự nghiệp, sự cạnh tranh, giành giật, hay là kẻ thù, tình địch hoặc một kẻ gai mắt.
Tại sao bà ghét Bảo Lâm? Có thể phát xuất từ quan niệm trọng nam khinh nữ, cũng có thể vì lúc đầu Bảo Lâm đã đồng ý để Bảo Hòa, em trai nàng, được giải phẫu và vì thế mà đã không sống được?
Mặc dù biết tâm trí mẹ không bình thường, nhưng Bảo Lâm vẫn không làm sao giấu được sự đau khổ khi bị mẹ trút cơn giận dữ. Rất nhiều lần, nàng đã khóc vì chuyện này. Và cũng rất nhiều lần, nàng tự hỏi vì sao mẹ lại ghét bỏ nàng đến độ như vậy.
Có lần tuyệt vọng, Bảo Lâm đã hỏi cha:
- Cha ơi! Con có phải là con ruột của mẹ con không? Hay chỉ là một đứa con nuôi? Có lẽ chỉ có Bảo Hòa là con ruột!
Ông Vĩnh Tú đã trừng mắt nhìn Bảo Lâm, và nàng chưa bao giờ thấy cha giận dữ như vậy.
- Tại sao con có thể nói vậy được chứ? Dù sao mẹ con cũng đang bệnh, con phải hiểu và bỏ qua. Không lẽ cả con cũng điên ư? Ai lại để ý đến lời nói của người điên bao giờ!
Câu nói của cha khiến Bảo Lâm bừng tỉnh. Không thể suy nghĩ bậy bạ, Bảo Lâm không còn thắc mắc và chỉ âm thầm chấp nhận sự dày vò đay nghiến của mẹ. Nhưng Từ Sâm lại bày tỏ tình yêu, đó là một sự bất ngờ. Vì dù Bảo Lâm quen với Từ Sâm đã lâu, nhưng trong mắt Bảo Lâm, Từ Sâm vẫn là một đứa nhỏ mới lớn, một đứa em trai. Và đã có một khoảng thời gian, hình như Bảo Lâm đã quên bẵng như không biết đến con người đó. Bây giờ đột nhiên Từ Sâm lại đột ngột xuất hiện. Với tình cảm vồn vã gần như ngây thơ, Từ Sâm đã bày tỏ nỗi lòng của mình. Rõ ràng, chuyện này mới rối rắm, đã gây cho Bảo Lâm một tí xáo trộn.
Nhưng mà chuyện đó cũng không làm Bảo Lâm bất ngờ hơn chuyện khác. Đó là sự xuất hiện của La Duy Trâm.
La Duy Trâm là em gái của La Dũng, nhỏ hơn Dũng bốn tuổi. Khi Bảo Lâm gặp La Dũng trong buổi lễ đón sinh viên mới và họ đã yêu nhau. Lúc Bảo Lâm vừa chân ướt, chân ráo bước vào ngưỡng cửa đại học thì La Dũng đã là sinh viên năm thứ ba. Còn Duy Trâm, một cô nữ si