
Tác giả: Vương Thiển
Ngày cập nhật: 03:00 22/12/2015
Lượt xem: 1342272
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2272 lượt.
goài”, Mặc Trì lôi Tư Tồn ra khỏi “cái ổ” trên giường.
Sau khi đã mặc quần áo chỉnh tề, đột nhiên họ nghe thấy những tiếng cãi vã từ tầng dưới đưa lên. Cô giúp việc hốt hoảng chạy lên gõ cửa phòng Mặc Trì: “Mặc Trì, có hai người đang ở dưới nhà cứ nhất nhất đòi gặp cậu. Cậu xem có cần gọi điện cho Thị trưởng không?”
Mặc Trì nghe thấy giọng nói của một người đàn ông trung niên, anh chau mày lại, lắc đầu nói: “Không cần đâu, để cháu xuống xem sao”.
Một người đàn ông trung niên nom dáng vẻ công nhân, khắp người toàn mùi dầu mỡ, xông đến cầu thang hét to. Bên cạnh ông ta là một thanh niên tay chống nạng, chân trái nhỏ hơn nhiều so với chân phải, đang đứng nghiêng nghiêng ngả ngả.
Thấy Mặc Trì xuất hiện trên cầu thang, người công nhân già đó liền lao tới, chỉ thẳng vào mặt anh nói: “Chẳng trách anh không thèm để tâm tìm việc cho Tiểu Cường, hóa ra là ỡ nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp thế này!”
Chưa từng gặp phải tình huống này, Tư Tồn sợ đến hoảng hồn. Nhưng bản năng bảo vệ, cô đứng chặn trước mặt Mặc Trì, quát lớn: “Bác là ai? Đến đây có việc gì?”
“Đến đòi công việc chứ sao.”, Ông công nhân già cười nhạt: “Tôi còn chưa biết cán bộ Mặc Trì được ở nhà đẹp thế này. Xem ra cùng là người tàn tật nhưng có ba làm to thì số phận khác nhau một trời một vực. Đứa con trai đáng thương của tôi muốn vào công xưởng thay thế vị trí của tôi cũng khó đến thế sao?”
Hai chữ “tàn tật” như một vết dao cứa vào tim Tư Tồn, cô phẫn nộ xông tới trước mặt người công nhân già: “Bác nói gì vậy? Ai là người tàn tật hả?” Mặc Trì vội vàng ngăn cô lại, anh nói nhỏ: “Em mau về phòng đi, việc này để tự anh giải quyết được rồi”.
Ồng công nhân dùng dằng nói: “Định giải quyết thế nào? Tiếp tục lấy lệ cho xong hả? Công nhân chúng tôi cả đời cống hiến cho quốc gia, cuối cùng, đến việc cho con tôi vào xưởng tiếp nhận vị trí của tôi cũng không được là sao?”
“Bác Trần, bác ra sô pha ngồi, có gì bác cháu mình từ từ nói chuyện, được không?”, Mặc Trì nhẹ nhàng nói.
Đột nhiên, Bác Trần đưa tay quệt nước mắt rồi nói: “Tôi từ từ nói thì hôn sự của con trai tôi trễ mất. Bên nhà gái nói, nếu con tôi không có công việc thì sẽ không cho nó lấy con gái của họ”.
Biết Mặc Trì đang gặp phải rắc rối trong công việc, Tư Tồn sợ rằng nếu người công nhân kia cứ tiếp tục dùng dằng mãi sẽ khiến anh tổn thương . Cô vội mời ông ta cùng con trai ra sô pha ngồi rồi bưng trà tới. Mặc Trì chống nạng, từ từ bước xuống hết cầu thang, ngồi xuống ghế đốì diện với họ.
Bác Trần lại giơ tay quệt lên khóe mắt, từng giọt nưốc mắt rơi lã chã: “Mùa hè năm đó, tôi cùng đội đột kích luyện gang thép một trăm ngày. Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi ngày tôi chỉ ngủ có hai tiếng. Một hôm, bà xã tôi đội mưa tới công xưởng nói con trai sốt cao, bảo tôi về nhà. Tôi cũng muốn về nhưng thời hạn công việc không cho phép. Tôi nói với bà xã, trẻ con lên cơn sốt là chuyện bình thường, đắp thêm chăn cho nó là được. Vợ tôi là đàn bà nông thôn, chẳng có lập trường gì, tôi bảo đắp thêm chăn thì chỉ biết nhất nhất làm theo. Tôi quay về xưởng, tới lúc được ra ngoài đã là nửa tháng sau. Khi về tới nhà, bà xã tôi như lên cơn điên vác dao đòi chém tôi, bởi tôi vì công việc mà không ngó ngàng tới con cái. Lúc đó, tôi mới biết Tiểu Cường không hết sốt mà lại còn mắc chứng bại liệt, tàn phế cả đời. Đội đột kích chúng tôi được bình bầu là tập thể tiên tiến, còn tôi được bình chọn là lao động tiên tiến của tỉnh. Nhưng cán bộ Mặc ơi, tôi hối hận lắm! Cái danh lao động tiên tiến không đáng tí nào, vì nó mà tôi hại cả đời con mình! Cán bộ Mặc, chuyện này tôi không kể với ai khác, chỉ nói với mình anh. Tôi thây anh cũng tàn tật như con trai tôi, người khác không thể hiểu nỗi khổ của người tàn tật, lẽ nào đến anh cũng không biết sao?”
Bác Trần cứ mở mồm ra là nói “tàn tật”, mỗi chữ “tàn tật” như một nhát dao đâm thẳng vào tim Mặc Trì. Anh cố gắng kiềm chế cảm xúc, nhưng giọng nói vẫn không khỏi run rẩy: “Bác Trần, nỗi khổ của bác cháu có thể thông cảm, nỗi khổ của con trai bác cháu cũng hiểu rõ. Cháu đã mấy lần chạy qua chạy lại xưởng của bác rồi và liên lạc với cả cán bộ khu vực. Họ đã đồng ý sắp xếp, nhưng trường hợp của con trai bác rất đặc thù, người ta thật sự cần thêm thời gian”.
“Mẹ nhà nó!” Bác Trần mặt đỏ bừng bừng, bắt đầu chửi bới: “Cái gì mà trường hợp đặc thù? Dù sao đi nữa thì con tôi cũng có hai chân! Phải chăng vì tôi là công nhân, nên không coi tôi ra gì?”
Toàn thân Mặc Trì run lên dữ dội. Cách nói chuyện của bác ta rất dễ làm tổn thương người khác, tới mức mọi vết thương trên người Mặc Trì đều như đang rỉ máu. Nhưng xét cho cùng bác ta chỉ là một công nhân ít được học hành, lời nói tuy thô lỗ song đều là sự thật.
Sau khi vầng hào quang lao động tiên tiến vụt tắt hẳn, bác ta chỉ còn là một công nhân cực kì bình thường. Bác ta là công thần kiến thiết đất nước, nhưng những công thần như thế quá nhiều, khả năng của Nhà nước lại có hạn. Mặc Trì muốn dùng hết sức mình để giúp đỡ họ, dù là việc cỏn con nhất, nhưng trên thực tế, lời nói của anh không có trọng lượng. Vì