pacman, rainbows, and roller s

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Chó Ngao Độ Hồn

Chó Ngao Độ Hồn

Tác giả: Thẩm Thạch Khê

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 134326

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/326 lượt.

y sông dìm chết chết trong bùn rồi bị nuốt chửng vào trong bụng con cá sấu, ngày này năm sau sẽ là ngày giỗ của tôi.
Tôi cứ tuyệt vọng vừa bơi vừa gọi. Đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng chó sủa quen thuộc, ngẩng đầu lên nhìn, con Hoa Ưng đang thở hồng hộc ở trên bờ. “Hoa Ưng, mau đến cứu tao!” Tôi vội vàng khua tay về phía nó gọi thật to. Nó không hề do dự lao xuống nước, bơi về phía tôi.
Do đã bị gãy xương sườn nên tư thế bơi của nó rất kỳ quặc, cong gập cả người, như thể múa ba lê trong nước. Nhưng nó vẫn có sức bơi, bốn chân thi nhau đạp nước, một loáng đã bơi đến chỗ tôi. Nó tỏ ra như thể trước nay tôi và nó chưa từng xảy ra chuyện gì không hay, như thể hai chúng tôi chưa từng có khoảng cách. Nó đến bên tôi, cái đuôi đen dựng lên trên mặt nước, quẫy người về phía tôi rồi sủa oang oang hai tiếng nhẹ nhàng, như thể muốn nói: “Ông chủ, đừng sợ, tôi đến rồi đây!” Sau đó, nó quay người, bơi về phía con cá sấu Ấn Độ sủa thật to, ý bảo: “Đồ đáng ghét kia, có tao ở đây, mày không được làm hại tới sợi lông nào của ông chủ tao!”
Hoa Ưng đã vì tôi chặn đứng con cá sấu Ấn Độ, vì tôi chặn đứng tử thần hung ác.
Tôi leo lên bờ mới dám quay lại nhìn, nhưng đã không còn nhìn thấy gì nữa. Đám lau sậy um tùm che khuất tầm nhìn của tôi, chỉ nghe thấy sâu trong đám lau truyền tới tiếng chó sủa và tiếng đớp cắn, rồi tiếng đuôi cá sấu quạt nước và tiếng sóng vỗ...
Trở về nhà, tôi lập tức bắt tay vào làm cái chuồng dưới hiên. Tôi nghĩ, mình phải dùng lá thuốc để đắp vào chỗ xương sườn của Hoa Ưng mà mình đã đá gẫy, lấy xà phòng tắm sạch những vết nhựa cây trên người nó, nấu một nồi thịt bò để tẩm bổ cho cơ thể gầy ốm của nó. Từ nay trở đi, tôi sẽ không bao giờ rời xa nó nữa. Tôi làm cái chuồng thật rộng, rộng đến mức tôi cũng có thể chui vào ngủ. Tôi cảm thấy mình nên đổi ngược vị trí cho Hoa Ưng. Tôi chỉ đáng làm một con chó, còn nó, hoàn toàn có tư cách làm một con người.
Tôi ngồi trước cái chuồng chó mới làm, chờ Hoa Ưng của tôi trở về...
[1'> Điếm giáo dục thanh niên: một hình thức tổ chức vào thập niên 60-70 tại Trung Quốc, dành cho những thanh niên trí thức tham gia lao động tại nông thôn trong cuộc Đại cách mạng văn hóa.






Con chó săn thứ bảy
Suốt hơn 40 năm săn bắn của mình, ông Thiệu Bàn Ba sống tại trại Ba Tiêu đã nuôi tất cả bảy con chó săn.
Chú chó săn đầu tiên chân quá ngắn, không đuổi kịp hươu trên núi, thế là nó đã bị đem ra chợ bán mất. Con thứ hai, khi được năm tuổi đã béo giống như một chú lợn. Con chó thứ ba lại rất ngốc, lần đầu tiên đi săn đã bị một con báo cắn chết. Con chó săn thứ tư, là một con chó cái. Lớn lên một chút, nó đã bỏ đi theo một chú chó đực trong vùng. Con chó săn thứ năm mình đầy mụn ghẻ. Con chó săn thứ sáu bất cẩn thế nào lại sập ngay bẫy của đám thợ săn.
Là một người thợ săn, nhưng lại không có được cho mình một chú chó săn ưng ý, việc này giống như kỵ binh không tìm được cho mình một con tuấn mã riêng. Thế nên Thiệu Bàn Ba hay phải phiền lòng vì chuyện này.
Ba năm trước, trong ngày mừng thọ 60, Liên đội trưởng Đường của đội biên phòng Man Cương đã tặng ông một chú chó con, mẹ nó là một con chó được huấn luyện trong quân đội làm quà mừng thọ. Suốt ba năm qua, dù phải ăn uống đạm bạc kham khổ, nhưng bữa nào Thiệu Bàn Ba cũng phải để cho con chó của mình có chất tanh trong bữa ăn.
Xích Lợi đứng phía sau sủa ầm ĩ, Thiệu Bàn Ba vội ra lệnh: “Xích Lợi, tấn công, tấn công đi”. Lão nghĩ rằng, chỉ cần Xích Lợi xông lên và cắn vào sau chân con lợn rừng, đánh vật với nó một lúc lão có đủ thời gian để nạp đạn, và chắc chắn con lợn rừng đáng chết kia sẽ phải lên chầu trời. Thế nhưng, lão đã phải thất vọng ngay sau đó, Xích Lợi không những không tiến lên cứu chủ, mà ngay cả sủa cũng ngừng luôn, nó cụp đuôi và trốn vào trong bụi rậm. Thiệu Bàn Ba chưa kịp quay đầu nhìn con chó, con lợn rừng đã xông đến ngay trước mặt, nó chỉ cần cắn một nhát thân cây bí to bằng cái bát đã bị đứt.
Thiệu Bàn Ba chỉ còn cách vứt bỏ cây súng, chạy vòng quanh thân cây để tránh cú húc của con lợn rừng. Nhưng vì đã có tuổi, đôi chân của lão không còn nhanh nhẹn như thời trai trẻ, nên khi chạy đến trước cây đa, dẫm phải một đám rêu trơn, lão đã bị ngã. Khó khăn lắm lão mới ngồi dậy được, lúc đó con lợn rừng chỉ còn cách lão chừng hai bước chân, đầu chúc xuống, hai chân dậm dậm, lông trên cổ dựng ngược lên, xông thẳng về phía trước. Thiệu Bàn Ba không kịp né tránh, đành phải gập đầu gối, lăn sang một bên. Chiêu này rất nguy hiểm, cho dù con lợn rừng có vồ trượt, rồi đâm vào cây đa và rơi xuống, thì cũng có thể đè chết lão.
Thiệu Bàn Ba chỉ kịp nghe thấy một tiếng “rắc” thật to, rồi nhắm nghiền mắt lại. Nhưng con lợn rừng không đè lên người lão. Lão từ từ mở to đôi mắt và nhìn, đúng là ông trời vẫn còn có mắt, phù hộ cho lão gặp nạn lớn mà không mất mạng. Hóa ra, thân cây đa cổ thụ tách làm hai, vừa hay con lợn rừng xông lên theo hướng đó, và mắc kẹt vào khe trống giữa chúng. Bốn chân chỏng vó lên trời, nó kêu