Ring ring

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Điều Bí Mật Của Chồng

Điều Bí Mật Của Chồng

Tác giả: Anh Tử

Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015

Lượt xem: 1341634

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1634 lượt.

ng giờ phút quan trọng này mà gấp gáp mua nhà thì chẳng phải là đi góp vui sao? Anh không đi! Không đi! – Giọng Lý Dương có phần bực bội.
- Anh có cái đầu giỏi thật đấy, thế mà đến giờ vẫn chưa có nhà ở, anh không đi thì em đi! – Điền Ca cúp điện thoại.
Tối đó, Lý Dương về nhà rất muộn. Trước khi về, bận luôn chân luôn tay, giúp đỡ Trương Duệ – tổng thanh tra kế toán của công ty Ngụy Thị, thu xếp tang lễ của Ngụy Xuân Phong. Trương Duệ là bạn của Ngụy Xuân Phong, anh là người An Huy, từng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải. Sau khi tốt nghiệp, anh lấy một cô vợ người Thượng Hải nhưng lại gặp cảnh vợ ngoại tình nên đã sớm ly hôn. Vừa hay, thời gian đó, công ty của Ngụy Xuân Phong đang trong giai đoạn phát triển cực nhanh nên cần gấp nhân tài chuyên ngành. Vì vậy, thông qua sự giới thiệu của người bạn, Trương Duệ liền rời khỏi đất Thượng Hải đầy đau khổ đến đây, vị chi anh đã ở lại Thanh Đảo đã được năm năm.
Lúc lo liệu hậu sự của Ngụy Xuân Phong, Trương Duệ quán xuyến các công việc bên trong, còn Lý Dương chạy việc bên ngoài, hai người phân công rõ ràng, phối hợp ăn ý. Lý Dương phụ trách liên hệ nhà tang lễ, công ty mai táng, nơi hỏa táng, sau đó anh còn phải đưa bố mẹ, vợ con của Ngụy Xuân Phong đang đau buồn tuyệt vọng về nhà, sắp xếp ổn thỏa cho họ. Tâm trạng Lý Dương nặng trĩu, anh nói mấy lời khuyên giải và an ủi với người nhà của Ngụy Xuân Phong, biết rõ là chẳng có tác dụng gì nhưng anh không thể không nói ra.
Khi anh rời ngôi nhà tràn ngập cảm xúc đau thương và tiếng khóc bi ai đó thì đã 11 giờ đêm.
Ni Ni đi ngủ rồi. Triệu Văn Phượng, mẹ vợ của anh ở lại đây. Bà gác chiếc kính lão lên sống mũi cùng ngồi với Điền Ca trong phòng khách chật hẹp, hai mẹ con chụm đầu vào phía bàn trà, chăm chú xem bản thiết kế nhà. Tay phải Điền Ca cầm bút chì, đánh dấu khắp bản thiết kế.
Thấy Lý Dương đi vào phòng vệ sinh, bà Phượng liền đứng dậy, cầm lấy chiếc áo khoác anh vừa thay ra đem đến trước cái cửa sổ nhỏ tí hin chưa đầy một mét vuông trong phòng khách, tay trái nắm chặt cổ áo, tay phải phủi bụi bùm bụp. Lý Dương từ phòng vệ sinh đi ra, hơi đúng lúc mẹ vợ đang giũ áo bên ngoài cửa sổ, anh nhìn mẹ vợ, hơi nhếch khóe môi lên tạo thành một nụ cười cứng nhắc, thôi xem như là chào hỏi vậy, chứ giờ anh chẳng muốn mở miệng nói câu nào cả.
Mẹ vợ của anh là dân bản địa ở Thanh Đảo này, mấy đời đều sinh sống tại khu Ký Thương ở ngoại ô thành phố. Bà làm bác sĩ nhi ở xã hơn ba mươi năm và vừa về hưu được mấy năm nay. Tuy vậy, bà vẫn chưa sửa được bệnh nghề nghiệp là ưa sạch sẽ, một sở thích không giống ai. Lý Dương cũng là người ưa sạch sẽ, nhưng ban đầu anh cũng chẳng hề thích ứng được với sở thích sạch sẽ thái quá có một không hai của bà mẹ vợ. Chẳng hạn như việc chải tóc, bà cũng dặn dò lúc chải đầu phải ngửa đầu ra ngoài cửa sổ để tránh tóc rơi rụng bay lung tung trong phòng, làm lây lan bụi bặm và vi khuẩn; hay là, đi đâu về nhà việc đầu tiên là phải đồng loạt thay hết quần áo, nếu cứ mặc nguyên quần áo ngang nhiên đi vào phòng khách; thì coi chừng, bà sẽ cau mày ngay cho mà xem.
Từ nhà của bà ở khu Lý Thương đến nhà của vợ chồng con gái ở phía sau Phù Sơn chỉ cần bắt một chuyến xe buýt, ngồi ba mươi phút là tới nơi, đi lại rất thuận tiện. Bà có sức khỏe tốt, đi đứng nhanh nhẹn, nói đến là đến, nói ở là ở. Mãi rồi Lý Dương cũng thành quen nên thấy lối sống của bà cũng bình thường.
- Mẹ chưa ngủ ạ?
- Mẹ đợi con, sao bây giờ mới về thế? Đã ăn cơm chưa? Mẹ có để thức ăn cho con đấy. – Bà Phượng vừa nói vừa tong tả đi vào bếp làm thức ăn cho con rể.
- Mẹ cứ từ từ, con đã ăn cơm rồi. – Lý Dương nhìn sang mẹ vợ, anh muốn nở một nụ cười với bà, nhưng không sao cử động nổi nét mặt cứng nhắc. Anh chưa nói chuyện của Ngụy Xuân Phong với Điền Ca, giờ lại trễ thế này rồi, tạm thời anh cũng không muốn giải thích nguyên nhân về muộn.
Nói thực, bà mẹ vợ này đôi lúc quả là phiền toái. Mỗi lần tới nhà con gái, vừa bước chân vào cửa là bà đã bắt đầu đảo vị trí, xắn tay áo, chiếm ngay gian bếp. Mấy giờ ăn cơm, ăn cái gì, tất cả đều do bà quyết định. Bà sắp xếp công việc gia đình còn chi li và quyết đoán hơn cả Điền Ca. Có lúc Lý Dương ngờ vực, không biết cái nhà này, rốt cuộc ai mới là chủ nhân đây? May mà mỗi ngày Ni Ni một lớn, nên tần số bà lui tới cũng thưa dần.
Số lần gặp nhau ít đi, thiện cảm và độ thân thiết tự nhiên cũng được nâng cao mấy phần. Có khi lâu lâu không thấy bà sang, Lý Dương còn chủ động gọi điện hỏi thăm: “Mẹ ạ, dạo này mẹ thế nào?”. Khi nói như thế, nhất định là vì anh đang nhớ mấy món ăn mẹ vợ làm. Thực sự bà rất quý Lý Dương. Lần nào đến nhà anh, bà đều kì công chế biến nhiều món ăn, như hầm canh, nấu thức ăn, lại làm sủi cảo nữa. Anh thích món nào, đương nhiên bà sẽ làm không thiếu món đó. Biết anh không thích ăn sủi cảo nhân thịt, thế nên mỗi lần làm bà đều không ngại rườm rà làm hai loại nhân bánh khác nhau, trông vừa đẹp mắt lại ngon miệng, nói tóm lại, về trình độ nấu nướng thì không ai tuyệt bằng bà. Ngoài nấu ăn ra, bà còn giặt giũ q