
Tác giả: Anh Tử
Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015
Lượt xem: 1341667
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1667 lượt.
uần áo, không phải chỉ giặt riêng quần áo của con gái và cháu ngoại thôi đâu, bà còn giặt cho cả con rể, chỉ cần anh thay quần áo bẩn là bà sẽ mang đi giặt ngay, tuyệt đối không để chúng sang ngày hôm sau. Và bà còn giặt cẩn thận, kĩ càng hơn Điền Ca ấy chứ. Có thể nói là bà chịu vất vả vì con cháu mà không hề oán trách hay càm ràm kể công những việc đã làm.
Kể ra, bỏ qua một vài khuyết điểm nhỏ của bà mẹ vợ này thì thật đúng là Lý Dương không thể chê bà vào đâu được. Từ khi gả cô con gái như hoa như ngọc (hình dung Điền Ca như thế cũng không quá, hồi lấy nhau cô đang ở độ tuổi đôi mươi, có thể nói là đẹp như hoa như ngọc) cho anh, bà Phượng đã gánh trách nhiệm làm mẹ, thường xuyên trợ cấp tiền, lại góp sức giúp vợ chồng anh xây dựng cuộc sống mới, vừa thắt lòng lo lắng nhọc nhằn gồng gánh tấm thân, vậy mà đến nay, anh vẫn chưa báo đáp được mảy may nào công ơn của bà. Trong thời gian Điền Ca ở cữ, bà Phượng đã bỏ tiền, bỏ sức ra chăm bẵm cho cô cháu gái bé bỏng. Từ lúc Ni Ni được tám tháng cho tới trước hai tuổi, con bé chỉ quen ngủ với bà ngoại, thi thoảng bà không khỏe hoặc đảo về nhà mình mấy ngày, Ni Ni phải ngủ cùng bố mẹ là y như rằng con bé quấy khóc ngằn ngặt, cả đêm cứ trở mình liên tục. Nói cách khác, chỉ cần con gái ngủ một đêm với bố mẹ thì Lý Dương và Điền Ca sẽ được lãnh một đêm mất ngủ. Đến năm Ni Ni hai tuổi, con bé đã biết hơn và dần dần quen ở cùng bố mẹ thì bà ngoại mới được giải thoát. Lên ba tuổi, Ni Ni bắt đầu đi mẫu giáo, buổi sáng Lý Dương và Điền Ca có thể đưa con bé đi học, nhưng chiều tối thì không thể tới trường đón con đúng giờ, vả lại họ cũng không có dư tiền để thuê hẳn bảo mẫu. Vì vậy, những lúc không đón được con, thì sau một cuộc điện thoại là trách nhiệm nặng nề này liền rơi xuống vai bà ngoại. Còn bà, cứ hễ nhận được “chỉ thị” là tức tốc bắt xe buýt đi đón cháu gái, đợi Lý Dương và Điền Ca về nhà, cơm nước xong xuôi lại trở về nhà của mình, hoặc tiện thể ở lại một hai hôm, giúp con gái dọn dẹp nhà cửa. Dù sao chỉ cần bà bước vào cửa thì không bao giờ chịu ngồi yên. Chung quy là vì bà không muốn ở trong căn phòng rộng rãi của nhà mình mà cam tâm tình nguyện đến căn gác xép nhỏ bé, mà mỗi lần leo lên là mệt đứt hơi này, cũng chỉ vì một ý nghĩ duy nhất, chính là giúp con gái và con rể nâng cao “chỉ số” hạnh phúc.
Điền Ca nói, số mẹ vất vả, lúc chồng còn sống thì hầu hạ chồng, đến khi chồng mất thì lại hầu hạ con gái và cháu ngoại. Bởi vậy, Lý Dương càng kính trọng mẹ vợ hơn, chả thế mà sau mấy năm sống cùng nhà, mối quan hệ giữa mẹ vợ và con rể trong gia đình rất tốt đẹp.
- Này! Trưa mai bên môi giới hẹn em đi xem nhà, anh có thể bớt thời gian không? Mình cùng đi xem một thể?
- Căn hộ nào?
- Căn hộ khu chung cư Nguyệt Quang Sơn Sắc, đây là tấm hình hôm nay bên môi giới gửi tới, em đã in ra, anh xem thử đi.
- Anh mệt rồi, để hôm khác đi. – Trong đầu Lý Dương còn đang lởn vởn về cái chết của Ngụy Xuân Phong, đâu có tâm trạng mà đi xem nhà chứ.
- Thế thì em tự đi xem, nếu vừa ý là em bỏ tiền ra mua luôn đây. – Điền Ca nói.
Tiền? Tiền! Trong tích tắc, trong đầu Lý Dương dường như có tia chớp xẹt qua, anh chợt nhớ ra một việc.
Anh rảo bước, quay người đi tới chỗ cửa ra vào, mở to mắt tìm kiếm thứ gì đó ở trên cái móc quần áo ngoài tiền sảnh. Ngoài mấy bộ quần áo quen thuộc của Điền Ca và mẹ vợ, vừa mới ba ngày trước, anh còn treo một chiếc áo khoác ở đây, sao bây giờ đã biến đi đâu mất. Sau khi tìm kiếm không có kết quả, anh lập tức quay đầu lại hỏi Điền Ca:
- Cái áo khoác màu cà phê của anh đâu? Em cất rồi à?
Nghe thế Điền Ca càng cắm đầu vào bản thiết kế, cô không thèm ngẩng đầu lên, trả lời cụt ngủn:
- Em không cất áo khoác của anh.
Mẹ Điền Ca vội đỡ lời:
- Cái áo màu cà phê treo ở đó ba hôm trước ấy à? Mẹ giặt rồi.
- Giặt rồi? – Lý Dương cảm thấy trong đầu có cái gì đó nổ tung, lông mày bỗng dựng đứng lên, khuôn mặt sa sầm như vừa rơi tõm xuống cái hố sâu thăm thẳm.
- Ngày mai con cần mặc chiếc áo đó sao? Ban nãy mẹ nghe dự báo thời tiết rồi, ngày mai trời vẫn ấm, mẹ đoán con không mặc chiếc áo đó nữa nên đem đi giặt để cất đi, con mặc cái áo khác được không? – Bà Phượng quan sát sắc mặt của con rể, giọng nói có phần dè dặt hơn.
- Trong túi áo của con đựng mấy thứ, trước khi giặt mẹ có lấy ra không? – Giọng nói của Lý Dương có vẻ hơi cấp bách.
- Đồ gì? – Bà Phượng hỏi, - Trước khi giặt, mẹ đã lục hết hai cái túi áo đều không có gì mà.
- Mẹ để áo ở đâu?
- Mẹ đang phơi ở ngoài cửa sổ phòng ngủ phía nam, có lẽ vẫn chưa khô đâu, con nhất định phải mặc nó à? Để mẹ đi xem cho, xem bộ cũng gần khô rồi. – Bà Phượng đứng dậy.
- Con tự đi. – Lý Dương vừa sải bước về phía phòng ngủ phía nam, vừa giải thích, - Trong túi áo con có một ít giấy tờ, để con đi tìm.
Căn gác xép này thực sự là quá nhỏ bé và chật chội, mỗi một không gian bên trong, đều kiêm nhiệm thêm nhiều chức năng. Phòng ngủ phía nam không chỉ là phòng ngủ của mẹ vợ và Ni Ni, phòng trang điểm của Điền Ca hay phòng thay quần áo của gia đình, mà nó còn được tận d