
Tác giả: Diệp Tuyên
Ngày cập nhật: 04:18 22/12/2015
Lượt xem: 1341451
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1451 lượt.
uyện suông, cậu có tin không
Cố Tiểu Ảnh do dự môt chút, rồi không đành, trả lời: “Em về thì hơn, nếu không người ta lại xì xào anh chưa cưới đã sống chung, ảnh hưởng không tốt đến anh”.
Cô than chở: “Ai bảo đây là tập thể cơ quan, lắm kẻ dòm ngó. Từ nhỏ em đã sống trong khu tập thể cơ quan, ngán đến tận cổ cái kiểu nhà ở này rồi”.
Quản Đồng mừng rơn trong lòng, vội hỏi: “Hay là chúng mình kết hôn đi?”
Cơn buồn ngủ của Cố Tiểu Ảnh bỗng chốc tan biến, cô mở to mắt nhìn Quản Đồng nghi hoặc. Đúng lúc Quản Đồng tưởng thành ý của mình đã khiến Cố Tiểu Ảnh không nói nên lời, thì đột nhiên anh nghe cô la lớn: “Anh chỉ cầu hôn thế này thôi sao?! Không có hoa hồng, không có nhẫn kim cương, cũng không quỳ gối, không đánh đàn dưới trăng, Quản Đồng anh có chút thành ý nào không vậy hả?!”
Quản Đồng đớ người.
Nhưng mà, dù cho Quản Đồng không có hoa hồng, nhẫn kim cương, quỳ gối, đánh đàn dưới trăng, thì một bước quan trọng mà nhất định anh phải thực hiện, đó là Quản Đồng phải đi gặp ông Cố bà Cố, còn cô con dâu “xịn” Cố Tiểu Ảnh này cũng cần đến gặp bố mẹ chồng tương lai.
Nói đến bố mẹ Quản Đồng, khi gặp mặt lần đầu tiên, Cố Tiểu Ảnh thừa nhận, cô đến thành phố R “ra mắt” với tâm trạng phấp phỏng.
Đó là vào cuối tháng tư, lần đầu tiên Quản Đồng đưa Cố Tiếu Ảnh về nhà. Suốt quãng đường năm tiếng ngồi xe đường dài, Quản Đồng kể cho Cố Tiểu Ảnh nghe câu chuyện về bố mẹ mình, khiến cô nước mắt đầm đìa, trái tim yếu đuối rõ ràng là đang cảm động!
Thậm chí cô còn nghĩ thầm: “Câu bố mẹ Quản Đồng có thể hình dung giống như “Em gái khốn khổ ơi, để anh đánh đổi tiền đồ của mình cho em một mái nhà” trong “Tri âm”.
Thực ra, bản chất câu chuyện rất đơn giản: Cụ ngoại của Quản Đồng là Tạ Trường Phát là một nhà tư bản giàu cự phách, một nhân vật lẫy lừng khắp vùng Đông Bắc. Mà những nhân vật cự phách như vậy thì thường năm thê bảy thiếp, ông ngoại của Quản Đồng đương nhiên cũng không ngoại lệ. Vợ cả của ông ở căn nhà cũ tại thành phố R, vợ hai xinh đẹp theo ông đến căn nhà mới ở Đông Bắc. Nhưng dù gì thì vợ cả cũng là vợ cả, cũng là người vợ được mai mối cưới xin đàng hoàng, con của vợ cả là con trưởng, chính là ông ngoại Tạ Minh Giám của Quản Đồng. Tạ Trường Phát muốn con trai kế thừa sự nghiệp của mình, nên đã để con ra nước ngoài học từ sớm.Ai ngờ Tạ Minh Giám học hành xong lại hoàn toàn không hào hứng với việc kinh doanh, mà đi theo chính phủ quốc dân, tràn trề hoài bão muốn cứu nguy cho hàng triệu đồng bào thoát tình cảnh nước sôi lửa bỏng. Nhìn chấy viễn cảnh liên kết giữa kinh doanh và chính trị trước mắt, Tạ Trường Phát cũng ngầm ủng hộ lựa chọn của con trai, để dọn đường, ông cũng qua lại không ít với các quan chức. Đáng tiếc là, chính phủ quốc dân cũng đã không cứu nổi hàng triệu đồng bào, mà còn phải rút lui liên tiếp, cho đến khi phải rút về một hòn đảo nhỏ cách xa đại lục, tất nhiên, trên con tàu thoát thân đó có cả Tạ Minh Giám.
Thế là, đầu năm 1949, không còn đường nào để di, Tạ phu nhân đang mang thai 6 tháng đành phải đến trú ngụ ở nhà Tạ lão thái thái đang ở một mình tại thành phố R. Nhưng kể từ ngày mẹ của Quản Đồng là Tạ Gia Dung ra đời đã phải lớn lên trong cái danh “hậu duệ của Quỷ trắng”.
Cô bé đương nhiên không có bạn bè, mà vào thời điểm đó, cho đến cơn bão cách mạng sau này, Tạ Gia Dung đã quen với việc lang thang đầu đường xó chợ, bị chửi, bị đánh, mới mấy tuổi đã ra bờ biển vớt rong biển như con trai. Núi đá sắc nhọn và những hạt muối mặn chát đã vùi lấp tuổi thanh xuân của một cô gái như hoa như ngọc. Hay cũng có thể nói, Tạ Gia Dung lúc đó đã chẳng còn gì khác biệt so với những thiếu nữ nông thôn. Cuộc sống của thư hương môn đệ hoặc những gia đình giàu có, cô chưa từng được hưởng, lại càng không thể nói đến việc được học hành. Trình độ văn hóa của cô chỉ dừng lại ở vài từ ít ỏi trong sách giáo khoa tiểu học, và mong muốn cả cuộc đời chỉ đơn giản là lấy chồng và sinh con.
Thế nhưng, chẳng ai muốn lấy c
Đó là quãng thời gian tuyệt vọng đến tê dại. Lúc đó, cô gái được coi là xinh đẹp nhất thôn, đã nghĩ, con người quả là phải biết chấp nhận số phận. Cha mẹ cô đã nợ người ta, giờ cô phải trả, hoặc giả cũng là một kiểu chuộc tội.
Khi đó, cô đã định cứ ở một mình như vậy, suốt đời.
Vậy mà, ngoài sự tưởng tượng của cô, đầu những năm 70, khi một trận bão còn chưa kết thúc, lại có người không sợ trời không sợ đất vẫn lấy cô làm vợ?!
Người đó chính là Quản Lợi Minh, bố của Quản Đồng, bần nông chính gốc.
Đó là một trận phong ba trong cả huyện thành nhỏ bé. Nhưng dù bão tố có dữ dội đến đâu, Quản Lợi Minh vẫn để ngoài tai mọi lời dị nghị để làm đám cưới với Tạ Gia Dung. Kể từ đó, Quản Lợi Minh bắt đầu “cùng hưởng” những nỗi thống khổ và khó khăn của Tạ Gia Dung, thậm chí vì thế mà mất đi cơ hội được tuyển đi làm công nhân, cả đời chỉ có thể làm nông dân mà thôi.
Vậy là, một năm sau đám cưới, Quản Đồng ra đời, hai năm sau là Quản Hoa. Tuy rồi Quản Hoa mất sớm khi mới lên 5, nhưng dù gì, cuộc sống của Quản Lợi Minh và Tạ Gia Dung cũng dần bình ổn. Lại hai năm nữa