
Tác giả: Hoa Thanh Thần
Ngày cập nhật: 04:20 22/12/2015
Lượt xem: 1341551
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1551 lượt.
chóng giúp cậu ta thoát khỏi song sắt ấy.
Đọc những dòng nhật ký này, Giang Văn Khê mới nhớ ra mùa hè mười năm trước, cậu cô vì viêm ruột thừa cấp, sốt cao hôn mê, sau đó nhập viện để phẫu thuật, sau khi ra viện đã ở nhà nghỉ ngơi một thời gian dài. Hóa ra về sau vụ án này giao lại cho người khác, cậu cô không phụ trách từ đầu đến cuối. Những dòng nhật ký sau đó là những ghi chép khi cậu đi khắp nơi tìm người bị hại và những người dân trong thôn đó. Từng ngày từng ngày, từ năm 1999 đến năm 2002, không chỉ trong mấy năm đó không có thu hoạch được gì, thậm chí công việc cứ bị điều động liên tục, nói khó nghe hơn là bị giáng chức. Thím cô vì không chịu nổi tiền lương của cậu cứ mỗi lúc một thấp, suốt ngày không về nhà, cuối cùng đã đề nghị ly hôn, đưa em họ ra đi. Trong thời gian đó, nhật ký đứt đoạn khoảng mấy tháng, cũng chính là thời gian thím và em họ đã xảy ra tai nạn ở Mỹ.
Tai nạn của bố mẹ, bệnh tình của cô, bắt đầu khiến cậu hoang mang, những dòng chữ đã tiết lộ sự tuyệt vọng trong lòng cậu. Cô tiếp tục đọc, thời gian thoáng chốc đã nhảy đến 15 tháng 10 năm 2002.
Ngày 15 tháng 10 năm 2002, trời mưa.
Hôm nay là ngày ra tù của cậu bé đó, tôi muốn nói với cậu ta rằng vụ án của cậu ta đã có chuyển biến tốt, nhưng cần sự phối hợp của cậu ta, hiện giờ tôi chỉ thiếu sự xác nhận lần nữa của chính cậu ta, chứng thực một vài chuyện.
Tôi đã chậm một bước, cậu ta vừa rời đi. Rảo một vòng trong tù, nghe tiếng khóc của các phạm nhân, nhớ đến chuyện cậu ta trong một đêm bạc trắng đầu, lồng ngực như bị một tảng đá lớn đè nặng, không biết tảng đá ấy bao giờ mới rơi xuống?
Lúc rời khỏi khu trại giam, rất bất ngờ, tôi nhìn thấy cậu bé đó, cậu ta đứng trong mưa, để mặc nước mưa thấm ướt người, mái tóc lạ thường của cậu ta vẫn nổi bật trong màn mưa. Tôi sợ cậu ta bệnh nên đưa dù cho cậu ta, nhưng bị cậu ta đánh mạnh, cây dù rơi xuống đất.
Cậu ta giận dữ quát lên với tôi: “Giang Vĩnh Minh, ông sẽ phải chết thê thảm, cả nhà ông!”. Cậu ta rủa xong, quay người bỏ đi.
Tôi cầm cây dù đứng trong mưa, cứ thế nhìn cậu ta biến mất. Cậu ta không biết rằng lời nguyền của cậu ta đã ứng nghiệm, vợ chồng chị gái tôi, Ngọc Hà, Văn Tuệ, tất cả đều đã ra đi, đến một thế giới khác.
Người tiếp theo có lẽ sẽ là tôi.
Chỉ là Văn Khê còn nhỏ, cuộc đời mới vừa bắt đầu.
Đọc đến đây, trái tim Giang Văn Khê thắt lại, cô có thể hiểu vì sao anh lại đứng trong mưa, sao anh lại ngốc đến thế? Cậu đã tìm ra anh, chính là muốn giúp anh, sao anh lại từ bỏ cơ hội đó?
Cô tiếp tục xem.
Ngày 29 tháng 11 năm 2002, trời âm u.
Hôm nay là ngày tôi vui nhất trong mấy năm gần đây, không uổng công tôi ra sức tìm kiếm, cuối cùng tôi đã có một thu hoạch bất ngờ. Suy đoán trước kia cuối cùng cũng đã được chứng thực, không phải cậu ta làm.
Tôi lại tìm đến trưởng thôn của thôn cũ, và tôi đã gặp được người duy nhất trong thôn “thấy được” quá trình sự việc - bác A Khánh. Bác A Khánh mười mấy năm trước gặp tai nạn, hai mắt bị mù, nhưng thính giác và khứu giác của ông vô cùng nhạy bén.
Tôi ghi âm, nhưng đề phòng sự cố bất trắc, tôi vẫn ghi lại bằng cách viết.
“Bút ghi âm, bút ghi âm, nhanh”, cô kích động kêu lên với Cố Đình Hòa.
Cố Đình Hòa cười phá lên, bấm nút mở tắt, phát hiện ra hết pin thì chọc cô: “Haizzz, đây chính là cuống quýt thì không ăn được đậu phụ nóng trong truyền thuyết đây mà”.
Mặt cô đỏ lên, lật nhanh sổ nhật ký, tìm ra một tờ giấy đơn lẻ ở phía cuối cùng, bên trên có chữ ký và dấu vân tay của bác A Khánh, cô và Cố Đình Hòa đọc thật kỹ từng chữ.
Hóa ra tối đó, bác A Khánh nửa đêm buồn tiểu, nghe thấy giọng của ba người đàn ông trẻ, giọng ba người này không phải người trong thôn, ông chưa từng nghe. Ông nghe họ cứ nói rằng phải làm sao, trong đó một người bảo không sao, về thành phố nhất định sẽ có cách. Ông tưởng có trộm trong thôn, vừa định bước ra thì lúc đó lại phát hiện có người thứ tư.
Thế là ba người đó ép người thứ tư làm gì đó, vì giọng nói quá nhỏ, ông thực sự không nghe rõ, nhưng ông nghe ra giọng người thứ tư đó, chính là một cậu bé trong số những người ở trọ bên nhà A Ngưu kế bên, tên Phương Tử Hạ. Ông nhớ tên cậu ta là vì cậu bé đó và bạn cậu ta, hai người ấy là người tốt, thấy ông là người mù lòa nên xách giúp ông một thùng nước đầy.
Ông sợ Phương Tử Hạ bị bắt nạt nên bước ra, ông nghe Phương Tử Hạ nói với ba người kia là không sao, mắt ông không thấy đường, không nhìn thấy gì cả.
Ba người kia đến trước mặt ông, ông không biết ba người đó làm gì, nhưng chắc là để xác nhận xem có đúng là ông bị mù không. Phương Tử Hạ nói với ông đều là bạn học cả, trời nóng quá nên ra ngoài hóng mát. Về sau bọn họ đều bỏ đi, nhưng bước chân Phương Tử Hạ nặng nề hơn lúc đến, lúc đi ngang qua, ông còn ngửi thấy mùi hoa quế thoang thoảng.
Ông cũng không mấy để ý, sáng mai ông còn phải dậy sớm, vì phải đưa vợ đến bệnh viện thị trấn để khám bệnh, mùa mưa rào dạo trước, chân vợ ông lại bị đau. Hôm sau ông và vợ dậy sớm, hai người lúc về lại thôn thì đã là buổi chiều. Lúc đó họ mới biết, hóa ra đêm h