
Tác giả: Hồ Ly Đi Ngang Qua
Ngày cập nhật: 03:29 22/12/2015
Lượt xem: 1341388
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1388 lượt.
ớ không muốn giống như cậu, đã đến tuổi phải chạy như điên trên con đường tìm chồng, muốn quay trở lại cùng không được...."
Lúc ấy Tiếu Đồng là người ra tay rất giảo hoạt, thiếu chút nữa trong cơn kích động ném Lâm Thư từ tầng bốn xuống đất.
Liếc màn hình điện thoại một cái, cả khuôn mặt của Lâm Thư đều bị biến dạng trong chớp mắt, ba chữ "Hoàng thái hậu" khiến cho cô hoàn toàn trở lại với thực tế. Dằn lòng, nhắm mắt lại cô đưa điện thoại di động lên tai với một khoảng cách an toàn mười lăm xentimet, mới bắt đầu bắt máy nói chuyện:
"Con nha đầu chết tiệt, trong vòng nửa tiếng nữa mày chưa đứng trước mặt mẹ, thì mày không phải trở về nữa."
Giọng nói của mẹ cô vẫn vô cùng nhanh nhẹn dũng mãnh như trước, chứng tỏ tình hình sức khỏe của bà rất tốt, nhưng dưới tiếng hét chói tai sắc nhọn đó, Lâm Thư khẽ run rẩy, đưa tay ấn nút kết thúc cuộc nói chuyện.
Xong rồi....
Lâm Thư gần như có thể nhìn thấy cảnh, ở một chỗ không xa, một cơn cuồng phong cùng với sấm vang chớp dật đang chờ cô đến khiêu chiến. Nhưng dựa vào những kinh nghiệm trước đây cho thấy, xác suất cô đi khiêu chiến thành công là không phần trăm.....
Năm đó sau khi cô thi vào trường đại học, tự nhận thấy bản thân không có khả năng đỗ vào trường đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, vì thế dựa trên nguyên tắc gần nhà, chọn một trường đại học nằm trong thành phố B cách nhà không xa.
Nếu ngồi xe buýt, chỉ mấy hai mươi phút là về đến nhà. Đối với một người tùy thời tùy chỗ như Lâm Thư có thể thoát khỏi căn tin, thoát khỏi những thứ "Đồ ăn nguy hiểm không biết tên" có khả năng "Uy hiếp" đến tính mạng, khiến mấy người còn lại trong ký túc xá không ngừng hâm mộ.
Nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể bị triệu tập về nhà, không hoàn toàn tốt đẹp giống như suy nghĩ của các cô ấy, Lâm Thư bắt xe buýt về nhà, trong lòng hết sức bi thương, tận trong đáy lòng một dòng lệ lặng lẽ chảy xuống.
Đơn giản mà nói, nguồn gốc của bi thương này là đến từ mẹ của cô, Thi Vũ Vi, nghề nghiêp của bà Thi là một giáo viên ngữ văn vinh quang trong một trường trung học.
Trong mắt cô, có thể nói bà Thi là sự kết hợp hoàn mỹ của giữa cảm xúc và phóng khoáng. Trên người bà, bạn vừa có thể thấy cái khí chất đặc biệt lập dị của một loại người văn hoa nhỏ bé, vừa có thể thấy tinh thần của một người phụ nữ từ trong cùng ngõ hẻm mà không dựa vào một khuôn mẫu nào.
Chỉ cần lấy hai ví dụ thôi.
Lần đầu tiên nhìn thấy Lâm Thư, sau khi Tiếu Đồng nghe xong tên cô, cô ấy liền cho rằng cô là một tài nữ bụng đầy thi thư, nguyên nhân rất đơn giản, chính là vì hai chữ Lâm Thư.
Nhắc đến Lâm Thư, tự nhiên người ta sẽ nghĩ tới nhà văn học từng làm mưa làm gió trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, nhà phiên dịch - Lâm Thư, một nhà văn một nhà họa sĩ, một kỳ tài không gì không biết. Tiếu Đồng cảm thấy nếu tên giống nhau, thì ít nhiều cũng sẽ kế thừa được chút ít phẩm chất ưu tú đó. Tuy nhiên sau khi trải qua thời gian, Tiếu Đồng ý thức được một cách sâu sắc rằng chỉ dựa vào tên mà đưa ra kết luận, là một việc ngây thơ biết bao.
Tiếu Đồng cũng không phải là người duy nhất bị lừa gạt. Từ nhỏ cho tới lớn Lâm Thư học qua hơn mười người giáo viên ngữ văn, trong kinh nghiệm của cô đều không có ngoại lệ, đó là: Đầu tiên, trong ánh mắt lấp lánh của các giáo viên là sự chờ mong dào dạt cõi lòng; sau đó nhìn về phía cô lại là ánh mắt ai oán có chút đau buồn. Cho dù cô cẩn thận suy nghĩ kỹ càng cũng không hiểu được là vì sao....
Nhưng nguyên nhân chính tạo thành một loạt sự kiện như vậy, không ngờ lại chính là việc đặt tên giống một nữ thi sĩ.
Năm ấy, trong lúc bà Thi mang thai, lúc nào cũng đọc cuốn “Trà Hoa Nữ” của dịch giả Lâm Thư, càng đọc càng cảm khái công lực thâm hậu của người dịch giả này, để bày tỏ tình cảm sùng bái với cổ nhân, bà Thi khăng khăng cố chấp lấy tên "Lâm Thư" này đặt tên cho đứa con trong bụng.
Tất nhiên, về sau bà Thi đã từng hối hận hay không, thì không thể biết được....
Mà hồi đó Lâm Thư lại có khát vọng mãnh liệt đối với tri thức, thường xuyên nhờ mẹ cô chỉ bảo một chút về vấn đề học thuật.
Ví dụ, trong một ngày nào đó, Lâm Thư hăng hái bước về phía trước, quyết định nâng cao trình độ kiến thức, lật lật giở giở các tác phẩm cổ điển, nhìn ngó một lúc, liền hỏi mẹ: "Tứ đại tác phẩm là nói về “Hồng Lâu Mộng”, “Thủy Hử”, “Tây Du Ký”, và “Tam Quốc Diễn Nghĩa” có phải không?"
Mẹ cô lùi lại làm bộ như gặp quỷ nói: "‘Tây Du Ký?’ Nó được xếp vào hàng tứ đại tác phẩm từ khi nào vậy, phải là ‘Kim Bình Mai’ chứ!"
Lúc đó Lâm Thư vẫn chưa nghe qua quyển sách “Kim bình mai” này, còn cho rằng do kiến thức của bản thân nông cạn không biết thâm sâu mà hối hận, vì thế trăm phương nghìn kế tìm được một quyển “Kim bình mai”, chịu đựng việc trên sách thỉnh thoảng xuất hiện "Theo miệng", cố gắng cũng xem xong. Khi đó Lâm Thư mười tuổi, cách trưởng thành chỉ còn vẻn vẹn tám năm...
Từ đó, ấn tượng “Kim bình mai” để lại khiến cho cô không có cách nào có thể xóa tan được.
Vì vậy, đối với bà Thi, trong lòng Lâm Thư vẫn có tâm trạng tương đối phức tạp. Mà bây giờ về nh