Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Nếu Gặp Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào

Nếu Gặp Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào

Tác giả: Ichikama Takuji

Ngày cập nhật: 02:52 22/12/2015

Lượt xem: 1341238

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1238 lượt.

m hồn dễ mến, để tránh bị nhìn thấy, cứ hết giờ học mới rón rén cắm hoa vào thân bình tôi này, thì cũng hạnh phúc biết bao.
Sau giờ học thì đúng là thiên đường.
Đằng sau trường học có một con kênh và một con sông nhỏ chảy song song. Một mương nước hẹp rẽ nhánh từ con sông ra, cuối mương có thể là khu đầm lầy, cái đầm hoặc cái ao kì diệu ngập đầy nước trong vắt đang chờ tôi. Trong mương nước, cỏ thìa, huệ nước và cỏ hoa môi đung đưa lất phất, còn ở đầm hay ao thì lùm lùm những hồng hồ điệp và dương xỉ lá kim, mấy khóm lục bình to tướng trôi lềnh bềnh trên mặt nước.
Hễ tan học, tôi thường không về nhà ngay mà đi cắt ngang sân vận động, băng qua cánh rừng rồi tiến về phía khu hồ nước.
Tôi vốn để ý đến cậu thiếu niên ấy từ lâu rồi.
Đã vài lần sau giờ học, tôi nhìn thấy cậu chạy lòng vòng khắp sân sau trường học vì bị bọn trong câu lạc bộ thể thao rượt đuổi. Chắc chắn là cùng lớp nhưng tôi không biết cậu ta ngồi đâu.
Ngày hôm ấy trở thành buổi gặp gỡ của chúng tôi, đúng theo nghĩa đen của nó.
Đội bóng chày có mặt ở con kênh.
Sang tháng năm, khi nước bắt đầu ấm dần lên, nơi đây trở thành địa điểm tụ tập lí tưởng cho các câu lạc bộ thể thao. Vào mùa nước cạn thế này, có thể lội xuống kênh bắt cá chép nhỏ hoặc bọ nước, mò được cơ man nào là hến từ lớp cát tích tụ dưới đáy sông. Lấy cớ chạy bền trên đường, hầu hết thành viên câu lạc bộ thể thao đều rời khỏi sân vận động ra đây giãn gân giãn cốt.
Đội bóng chày vừa thô lỗ vừa ngang tàng nên đương nhiên tôi phải đề phòng. Như loài động vật ăn cỏ bé nhỏ, tôi luôn căng mọi dây thần kinh để dè chừng, luôn phải giữ một khoảng cách nhất định, cẩn thận để không lọt vào lãnh địa của bọn chúng. Tôi thường khom người đi bên bờ đối diện để không bị chúng nhìn thấy, rồi rón rén tẩu thoát.
Bên bờ phải của con mương dẫn lên thượng nguồn là một rừng cây với chiều rộng hàng trăm mét kéo dài dằng dặc mấy cây số liền. Ở vành đai xanh này có rất nhiều dân cư sinh sống. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì các dân cư ấy được gọi là “homeless.”
Một trong số họ đã đào một hốc ngang ở cạnh bên con đê và sống trong đó. Trong cái hang sâu ba mét này có một tấm nệm, thùng các-tông, một chậu rửa mặt nhôm và cái nồi cháy khét. Ngày hôm ấy chắc chủ nhà đi ra ngoài nên tôi không thấy bóng dáng đâu cả.
Ở phía trước có một khu rừng tre trải rộng, sâu tít trong rừng có một ngôi nhà xiêu vẹo. Là kiểu nhà mà người ta hay gọi là lều tranh, cái dáng xiêu vẹo gợi nhớ lại “chuồng chim sẻ[3'>” vẫn hay xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích. Người sống trong đó được mọi người gọi bằng cái tên “bộ xương di động.” Đúng như tên gọi, đó là một người đàn ông gầy trơ xương, quanh năm duy nhất chỉ một tạo hình với bộ kimono hoa văn lợt lạt, xỏ đôi dép cỏ. Tuy chẳng phải nữ tu tám trăm tuổi[4'> nhưng trông lão như đã sống ở khu rừng tre ngày từ hàng trăm năm qua. Thực tế thì tôi nghe kể rằng lão là con trai của một đại địa chủ sở hữu mấy thổ đất vùng vành đai này.
[3'> Một tích trong truyện cổ Shitakini Suzume (Con chim sẻ bị cắt lưỡi).
[4'> Nhân vật nữ tu hành trong truyện cổ Bát bách tử khâu ni kể về một cô gái vì ăn thịt người cá mà sống đến tám trăm tuổi vẫn dưới hình dạng của cô bé lên mười.
Tôi phải cẩn thận. Lão cực ghét trẻ con, hễ thấy đứa nào bén mảng tới rừng tre ắt sẽ cầm gạch ném. Tôi phải băng qua bằng những bước rón rén. Từ đây đi tiếp về phía trước sẽ dẫn đến một con đường nhỏ bao quanh bởi hàng cây sồi, dẻ và thông. Đích đến của tôi là đầm nước mang tên “Đầm Quả Bầu.” Trong cái đầm được viền bởi cỏ lau và cây củ niềng ấy, rong đuôi chó và lục bình nổi lên mặt nước, bên dưới là nơi sinh sống của cá da trơn, cá trạch bùn và rùa nhỏ. Hơn thế, đây còn là kho hàng các loại thủy sinh.
Tôi đi qua đi lại nơi này suốt mấy ngày.
Tôi gặp cậu ta ở cách Đầm Quả Bầu một đoạn ngắn, mắt đang nhìn chăm chăm vào núi rác thải vứt sai quy định. Tôi nhận ra cậu ta học cùng lớp nhưng không sao nhớ nổi họ tên. Tôi dừng chân, quan sát cậu thiếu niên đang dán mắt vào đống rác.
Cậu ta thấp bé. Bảo học lớp ba có lẽ cũng được. Trông dáng vẻ, tôi có cảm giác đây là kiểu người nghiêm nghị khó gần. Sơ mi chui đầu nhăn nhúm phối cùng quần jean (trường cấp hai của tôi không có đồng phục, chỉ mặc quần áo bình thường), tóc tai bù xù. Tuy nhiên, điểm gây ấn tượng mạnh nhất của cậu ta chính là cặp kính. Cái gọng nhựa màu đen, thô kệch, kiểu dáng cổ lỗ sĩ, nhìn thế nào cũng thấy quá khổ so với cậu ta. Nó nhô ra khỏi đường viền của khuôn mặt. Một thứ na ná như dây chun tự chế được cài lên phần vành tai để giữ cho khỏi tuột. Mang dáng dấp của một Elvis Costello (lúc đặt máy ảnh trong album This Year’s Model) thu nhỏ và trông rất ngầu, theo cách nhìn nhận của tôi.
Ấy vậy mà không hiểu sao cậu ta cứ nhìn chăm chăm vào núi rác? Ánh mắt cậu ta dõi thẳng đến chiếc tivi CRT đã vỡ màn hình (do tôi lỡ ném đá tuần trước), đến chiếc tủ lạnh cũ bẩn vẫn còn đang mở cánh và cả chiếc xe đạp bị mất lốp, nói chung là một mớ hổ lốn các loại rác cỡ đại. Lẽ nào cậu ta đang kiếm một thứ có thể tái chế sử dụng? Mà


Pair of Vintage Old School Fru