XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Phồn Chi

Phồn Chi

Tác giả: Ngô Trầm Thủy

Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015

Lượt xem: 1342132

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2132 lượt.

ng cao hứng, như con nít được quà mà liền tay mở ra xem. Hai người hàn huyên hồi lâu, đại đa số thời gian đều là ông Từ chỉ dạy còn cậu khiêm tốn lắng nghe. Trước đây Từ Văn Diệu vẫn thường mượn lời cạnh khóe ông mấy câu nhưng sau khi ông đổ bệnh lại không dám nữa. Giữa lúc hai người đang nói cười vui vẻ thì người vú già vừa lau tay vào tạp dề đi đến: “Cơm đã nấu xong rồi, ông và hai cậu vào ăn thôi”.
[4'> Loại trà hái vào lúc sau tiết Thanh Minh, trước tiết Cốc Vũ.
Ông Từ đứng dậy, Từ Văn Diệu muốn qua bên đó dìu ông nhưng lại bị ông đẩy ra, tự mình bước chầm chậm vào phòng ăn, dáng lưng vẫn thẳng tắp như trước. Vương Tranh nhìn anh mỉm cười, nói: “Xem ra bác đã hồi phục rất tốt!”.
“May là được vậy!”. Từ Văn Diệu thở dài, nắm chặt tay cậu rồi không ngừng ve vuốt: “Anh nhớ em quá!”.
“Em cũng vậy!”.
Hai người nhìn nhau cười, tính nhân lúc vắng vẻ nói chút lời người yêu thương thì đùng một cái từ trong phòng ăn truyền ra tiếng đập bàn, liền sau đó là giọng phẫn nộ của ông Từ: “Lại cho tôi ăn mấy thứ này, dù có nuôi heo cũng phải cho nó ăn mặn chứ? Có phải không? Bác sĩ nói? Lời bác sĩ là thánh chỉ à? Còn lời tôi chỉ như gió thoảng bên tai thôi hả? Tôi còn chưa từ chức về hưu đó! Hôm nay tôi nói cho các người biết, nếu không đổi khẩu phần ăn cho tôi thì không yên với tôi đâu! Để tôi thử xem, tiếng nói của mình còn có giá trị gì với cái nhà này nữa hay không!”.
Từ Văn Diệu và Vương Tranh vội vàng chạy sang bên đó, thấy ông Từ mặt mày đã đỏ au vì giận, khoanh tay đầy uy nghi, tư thế với vẻ nếu ai dám không nghe mệnh lệnh của ông thì chết không tha. Phía bên kia bàn thần sắc bà Từ cũng đã xám đi. Người vú già thì càng im như thóc. Hai binh sĩ trẻ mặc quân trang cũng không dám ho he gì.
Từ Văn Diệu mỉm cười nói: “Cha, cha lại tức giận nữa rồi, coi chừng lại lên huyết áp nữa. Thôi, ngồi xuống nào, có gì từ từ nói!”.
“Nói cái rắm!”. Ông Từ tức giận quát. “Xem lời tôi nói chẳng là cái đinh gì hết, muốn tạo phản hả? Để xem ai có gan đó!”.
Bà Từ nóng nảy đứng bật dậy quát lên: “Ông thế này là sao, tôi chẳng phải vì muốn tốt cho ông hay sao hả? Lúc nào cũng làm như phát xít quân phiệt vậy…”.
“Mẹ, mẹ đừng cãi nhau với cha nữa được không?”. Từ Văn Diệu cũng hét lên, quay đầu liếc nhìn Vương Tranh tỏ ý xin lỗi rồi xoay người nhìn mẹ mình: “Cha chỉ mới xuất viện vài ngày, chẳng gì quan trọng hơn sức khỏe của cha cả!”.
Bà Từ im lặng, bực mình ngồi xuống. Từ Văn Diệu mềm mỏng lựa lời nói với ông Từ: “Cha, cha ngồi xuống đi, những món này không hợp khẩu vị của cha, chúng ta cùng nghĩ cách điều chỉnh nó, nhưng con có ba đầu sáu tay cũng không đổi kịp. Hôm nay cha cố chịu đựng một chút nhé?”.
Ông Từ lạnh lùng hừ một tiếng: “Anh với mẹ anh cũng như nhau cả thôi, đều không cho ta ăn cái gì ngon một chút”.
“Con”. Từ Văn Diệu bị cha chen ngang nghẹn họng tới mức chút nữa là định bật ra từ “mẹ nó”, cuối cùng đành nhẫn nại, bất lực nói: “Được được, cha thích nói gì cũng được, giờ cha ăn bữa cơm này đã, mọi người cùng trật tự ăn cho xong bữa này rồi nói tiếp, nhé?”.
Ông Từ cứ nằng nặc không nghe, lại tức giận nạt: “Đừng có ở đây mà giảng hòa vô lối nữa, việc ngày hôm nay chẳng phải chỉ đơn thuần là một bữa cơm cho qua chuyện, nó còn liên quan tới vị thế của ta, là việc vô cùng hệ trọng!”.
Từ Văn Diệu lúc này cũng muốn phát hỏa rồi, Vương Tranh vội vàng ngăn anh lại, cúi đầu nhìn bàn ăn, thấy các món ăn vô cùng phong phú, có gà có thịt, nhưng để ở trước mặt ông Từ chỉ có một bát giá xào, một bát cải trắng kho với phù chúc[5'>, lạt lẽo tới mức dường như không một gợn mỡ. Cậu khẽ thở dài, xoay người hỏi người vú già: “Nhà mình còn đồ ăn chưa chế biến không ạ?”.
[5'> Phù chúc hay còn gọi là tàu hũ ky hoặc váng đậu là một sản phẩm làm từ đậu nành. Trong quá trình nấu đậu, một lớp đậu mỏng chứa đạm và chất béo sẽ hình thành trên bề mặt nồi sữa đậu. Người ta sẽ vớt lớp màng mỏng này và phơi khô để thành phù chúc.
“Còn vài củ niễng[6'>, cà tím và một ít thịt thăn”.
[6'> Củ niễng còn có tên gọi khác là bạch thục linh thường mọc ở ven bờ ao, hồ, đồng ruộng… Thân cây cao từ 5-60 cm, phần dưới gốc thân cây thường phình to, có nhiều nhánh rễ con gọi là củ. Cứ đến độ cuối tháng Chín, đầu tháng Mười âm lịch là bắt đầu mùa thu hoạch củ niễng. Ở nước ta, cây được trồng ở bờ ao, ven hồ, ao cạn nước còn bùn nhão hoặc ruộng nước, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ như ở Hà Nội (vùng ngoại thành), Thái Bình (Vũ Thư), Nam Hà (Đồng Văn), Lâm Đồng (Đà Lạt).
Vương Tranh mỉm cười thưa với bà Từ: “Thưa bác, trong trường cháu cũng có vị giáo sư mắc chứng cao huyết áp như bác trai, ông ấy vẫn thường nói với cháu là ăn một ít thịt và cá tươi cũng rất cần thiết. Nếu hôm nay không có món nào vừa miệng bác trai, không bằng làm thêm hai món khác, được không bác?”.
Bà Từ biết Vương Tranh có ý giảng hòa, nên dù có đang tức giận nhưng cũng sợ ồn ào quá mọi người nhìn vào lại không hay đành nói: “Làm phiền cậu!”.
Vương Tranh cười đáp: “Vậy để cháu nói với vú một tiếng”. Nói xong cậu liền xắn tay áo, đi theo người vú già và