Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Phồn Chi

Phồn Chi

Tác giả: Ngô Trầm Thủy

Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015

Lượt xem: 1342140

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2140 lượt.

hĩ vậy, cậu liền để công việc sang một bên, đi chọn mua một ít quà rồi lên máy bay qua bên đó. Ngày cậu đến, cậu không báo cho Từ Văn Diệu biết mà gọi điện cho ông Vu trước, rồi lặng lẽ một mình đến thăm nhà Vu Huyên. Ông Vu lâu lắm mới gặp được cậu, vừa gặp đã mừng rỡ, gọi tài xế chở hai người tới nghĩa trang ở ngoại ô thăm Vu Huyên.
Vương Tranh mua mấy cành Thủy Vu[1'> duyên dáng xinh đẹp đặt trước mộ Vu Huyên, lặng lẽ ngắm nụ cười tươi tắn lúng liếng lúm đồng tiền của cô trong tấm ảnh trên bia mộ, đoạn lại quay sang nói với ông Vu: “Cháu thấy Tiểu Huyên nhà mình nhìn rất có khí chất của một minh tinh ạ”.
[1'> Thủy Vu hay còn gọi là Hoa Rum là một thành viên trong họ thực vật hoa kèn. Hoa Thủy Vu có ý nghĩa vẻ đẹp lộng lẫy nên thường hiện diện trong các bó hoa cầm tay của cô dâu. Tuy thường được sử dụng trong các đám cưới biểu tượng cho sự thuần khiết, nhưng Thủy Vu còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi sinh nên hay được trồng xung quanh các ngôi mộ, và hiện diện trang trọng ở các đám tang.
Ông Vu nhướn mày, đắc ý nói: “Đương nhiên, con gái ta thừa hưởng hết ưu điểm của ta và mẹ nó mà!”.
“Bình thường cô ấy không chịu làm đẹp”, Vương Tranh mỉm cười. “Nếu chịu khó trang điểm và mặc quần áo đẹp thế nào cũng có rất nhiều người theo đuổi cho mà xem!”.
Ông Vu thở dài thườn thượt, lắc đầu nói: “Vô dụng thôi, bó tay với con bé này, nó mà thích ai rồi thì yêu tới chết mới thôi. Đúng là ngốc mà!”.
Vương Tranh vươn tay sờ bức ảnh lạnh giá trên tấm bia cẩm thạch, nước mắt chợt lăn dài, vội lấy mu bàn tay lau đi, nhỏ giọng nói: “Cháu lẽ ra phải luôn trông chừng cậu ấy!”.
“Nhiệm vụ không hoàn thành của người cha đó sao lại có thể trút lên vai cháu được?”. Ông Vu nhàn nhạt nói: “Cháu cũng ngốc hệt nó vậy! Thôi, tới đọc thơ cho nó nghe đi, không phải cháu nói nó thích nghe sao? Ta chẳng bao giờ đọc thơ, đọc cũng không ra được, cháu hãy ngâm một bài thơ để nó được vui lòng”.
Vương Tranh gật đầu, nói: “Dạ, cháu sẽ đọc ạ”.
“Cháu đọc đi!”.
Vương Tranh dịu dàng cất tiếng: “Đôi ta không nói lời từ tạ; cứ âm thầm sánh bước bên nhau; trời chiều hanh hao bóng hoàng hôn đó; em trầm tư, anh lặng im không nói. Đôi ta đi vào giáo đường; thấy người ta cầu nguyện, đang rửa tội và kết hôn. Bọn mình đến nghĩa trang; ngồi trên mặt tuyết, nhẹ nhàng thở dài; anh lấy que vẽ cung điện, nơi tương lai chúng mình mãi mãi ở bên nhau.”[2'>
[2'> Bài thơ “Мы не умеем прощаmься” (tạm dịch Đôi ta không nói lời từ tạ) của Anna Akhmatova.
“Nghe hay quá!”.
“Vâng ạ, là thơ của Akhmatova”. Viền mắt Vương Tranh một lần nữa ngân ngấn nước, đã cố gắng nhưng không thể, lệ vẫn trào ra, một đỗi lâu sau mới miễn cưỡng nói tiếp: “Cháu xin lỗi vì đã thất lễ!”.
Ông Vu không nói gì, khoác tay lên vai cậu, đưa mắt ngắm nhìn chân dung cô gái nhỏ, sau đó vỗ vỗ lên vai cậu rồi dịu dàng nói: “Về thôi cháu!”.
Hai người một trước một sau chậm rãi rời khỏi nghĩa trang, trước khi lên xe, hai người không hẹn mà cùng dừng lại, cùng quay đầu nhìn về hướng bia mộ của Vu Huyên.
“Ta là người theo thuyết Vô thần, không tin vào mấy trò thần Phật hư vô không có thực này, nhưng có đôi lần lại nghĩ, nếu như thật sự có kiếp sau chắc là Tiểu Huyên nó sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc hơn kiếp này chứ?”. Ông đưa đôi mắt đầy trông mong nhìn Vương Tranh, như muốn tìm thấy một lời an ủi. “Liệu con bé có vui vẻ hơn bây giờ không?”.
“Tất nhiên rồi ạ!”. Lòng Vương Tranh đau xót khôn chừng nhưng vẫn cố an ủi, gật đầu nói: “Nhất định là như thế!”.
Trên đường về hai người không nói chuyện gì cả. Đến khi tới trước cửa nhà họ Từ, ông Vu bảo tài xế dừng xe lại, vỗ vỗ đầu gối nói với Vương Tranh: “Nếu ở nhà ông ấy thấy không vui thì cứ tới chỗ ta, không cần phải cố chịu đựng lão già bướng bỉnh đó. Nếu có gì khó khăn cứ thoải mái tới tìm ta, ta sẽ nói chuyện với họ!”.
Vương Tranh cười đáp: “Bác đừng lo, có Văn Diệu bên cạnh, cháu sẽ không bị ức hiếp đâu ạ”.
“Ừ, coi vậy mà cha mẹ thằng bé không quản được nó”. Khóe miệng ông Vu nhếch lên, nói: “Cháu đi đi, cho ta gửi lời chào họ”.
“Dạ”. Vương Tranh xuống xe, mỉm cười nói: “Tạm biệt bác Vu!”.
“Tạm biệt cháu!”.
Vương Tranh đứng nhìn cho tới khi xe đi khuất rồi mới xoay lưng lại nhìn nhà Từ Văn Diệu. Đây là tòa nhà có từ thế kỷ trước, đúc bằng gạch xanh ngói đỏ, có kiểu dáng rất đẹp, phía trên gác lửng còn có cả mái vòm, trên sân phơi được điêu khắc theo lối Baroque. Nhưng tiếc một nỗi chỗ vốn dĩ phải trồng hoa trồng cỏ lại được xới lên, thay bằng hàng rào tre trúc cùng bao nhiêu là dưa chuột. Bấy giờ đang độ mùa đông, phía trên còn sót lại các thân cây nhưng khô khốc, buông rủ xuống hai dãy mướp khô quắt héo hon. Vương Tranh bất chợt thấy căng thẳng, cố hít sâu một hơi, bỗng dưng thấy chuyện mình chẳng báo chẳng rằng cho Từ Văn Diệu hay lại đến đây thế này thật quá đường đột. Trong cốt lõi cậu chỉ là một cậu trai con nhà bình thường, nay lại đột ngột đứng trước cửa gia đình quyền cao chức trọng, lại thấy thấp thỏm áp lực không cách gì hóa giải được.
Cậu đắn đo một lúc rồi đặt va ly xuống, lấy


The Soda Pop