
Tác giả: Bình Quả Thụ
Ngày cập nhật: 04:01 22/12/2015
Lượt xem: 134885
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/885 lượt.
làm ca sáng, tôi nấu canh sườn để trong hộp, nếu anh không ngại thì xin dùng làm bữa khuya nhé.
Diệp Chiêu Ninh.
Công nghĩ: Cái tên thật là hay.
Cuối tuần, tại một quán trà.
Công nhìn A phải đến nửa tiếng rồi, nhưng A vẫn nguyên bộ dạng muốn nói lại thôi. Anh thật sự nhịn không nổi nữa: “Nếu trong vòng một phút nữa mà ông không nói cho tôi biết ông có chuyện gì thì tôi đi luôn đây!”.
Hôm qua công nhận được điện thoại của A, bảo là có chuyện muốn nói với anh. Kết quả hôm nay đến nơi, chỉ mỗi biểu hiện trên khuôn mặt A là phong phú vô cùng, còn miệng thì chẳng thốt ra lấy một lời.
Nghe công nói thế, A thở ra một hơi dài thườn thượt như đã hạ quyết tâm làm gì đó, nói: “Hình như tôi đã ngủ với B rồi”, sau đó đem hết chuyện ngày hôm đó uống rượu say ra kể cho công nghe. Nét mặt của công đi từ “hoang mang ngơ ngác” chuyển sang “khó có thể tin”, cuối cùng là “mắt trợn tròn, mồm há hốc”.
Công: “Sau đó thì sao? Anh ta hỏi ông muốn chịu trách nhiệm thế nào, ông trả lời sao?”.
A: “Tôi biết, tôi chỉ đang lo không biết anh ta có định bắt tôi nằm ra giường để anh ta lên không…”.
Công: “… Thực ra, cũng rất có khả năng này…”.
Lại qua một tuần sau, B cuối cùng cũng gọi điện cho A.
B: “Lần trước không phải cậu nói sẽ chịu trách nhiệm với tôi sao? Tôi nghĩ rồi, nếu cậu đã có thành ý, vừa…”.
A: “Tôi đã mấy ngày chưa tắm rồi!”.
B: “… vừa vặn tôi…”.
A: “Đầu đầy dầu, người cũng bẩn muốn chết!”.
B: “… Tôi muốn nói, tôi…”.
A: “Hình như còn có mùi kỳ quái nữa”.
B: “… Tôi không có hứng thú với thói quen vệ sinh cá nhân của cậu. Tôi muốn nói là, vừa vặn lúc này trợ lý của tôi nghỉ đẻ, bây giờ là cuối năm, rất khó tìm người, cậu qua chỗ tôi làm tạp vụ đi”.
A: “A…”.
B: “Cậu nghe có vẻ thất vọng nhỉ?”.
A: “Không có, tôi rất vui lòng”.
B: “Đúng rồi, mặc dù tôi không có hứng thú với thói quen vệ sinh cá nhân của cậu, nhưng dì phụ trách dọn dẹp ở công ty tôi rất có trách nhiệm, để cậu không bị dì ấy vứt vào thùng rác thì phiền cậu nhớ tắm rửa trước khi đến”.
A: “…”.
A ôm tâm trạng phức tạp gọi điện thoại cho công, qua một lúc lâu sau công mới nhấc máy: “A lô?”.
A vừa nghe tiếng thở hổn hển cùng với âm thanh cứng nhắc ở đầu dây bên kia liền cười hì hì: “Làm phiền hai người rồi?”.
Công: “…”.
A: “B bảo tôi đến chỗ anh ta làm trợ lý”.
Công: “Dù sao ông cũng là họa sĩ, rảnh rỗi thừa thời gian, đến đó làm cũng tốt”.
A: “Nhưng mà…”.
Công: “Được rồi, không có nhưng nhị gì cả, cứ ngoan ngoan mà bồi thường cho người ta đi”.
Nói xong công dập máy cái rầm, sau đó lập tức tắt máy, rút dây điện thoại bàn.
Thụ: “Có chuyện gì thế?”.
Công: “Không có gì, điện thoại cũng biết mệt, để nó nghỉ ngơi một tý”.
Nói xong lại cong môi lên hôn thụ một cái, tiếp tục công việc dở dang lúc nãy. Hai người đang dần dần bước vào tiên cảnh, quần áo cũng cởi ra gần hết…
Reng reng reng…
Mặt thụ đỏ bừng, nhẹ nhàng đẩy công ra: “Di động…”.
Công mặt mày đầy phẫn nộ: “Không phải của anh!”.
Thụ: “… Em biết, là của em”.
Thụ nhận điện thoại: “A lô…”.
Đầu bên kia truyền tới giọng A: “Không có gì, tôi chỉ muốn nói với hai người một tiếng: Ngủ! Ngon!”.
B nhìn người trước mặt: khoác áo vest thắt cà vạt, giày da đánh xi bóng loáng, đến tóc hình như còn vuốt keo…
B: “Cậu đến đây xem mắt đấy hả?”.
A: “Cái đám tri thức bọn anh không phải đều ăn mặc thế này sao? Tôi đây là nhập gia tùy tục đấy chứ”.
B: “Được rồi, lần sau ăn mặc đơn giản thôi, mặc thế này tôi thấy chướng mắt mà cậu cũng bất tiện”.
Sáng thứ Hai, A chính thức trở thành trợ lý của B.
Đối với một họa sĩ vẽ tranh minh họa trước giờ vẫn làm việc tự do mà nói, A cảm thấy việc đến công ty làm quả là một việc vừa đau khổ lại vừa thú vị. Thú vị là vì đến nhà xuất bản có thể gặp được rất nhiều loại người khác nhau, nghe được những câu chuyện hay ho, giúp việc vẽ tranh của cậu có thêm không ít cảm hứng. Đau khổ là vì mỗi ngày đều phải dậy sớm, đặc biệt lúc này lại còn đang là mùa đông. Bởi vậy mới đi làm có một tuần, A đã đến muộn tận bốn lần. Trưởng phòng nhân sự đến tìm B, uyển chuyển tỏ ý mặc dù A có chỗ dựa là B nhưng cứ đi muộn mãi thế này sẽ gây ảnh hưởng không tốt. B có phần bất đắc dĩ, nói với A: “Cậu không thể không đến muộn à?”.
A: “Cơ thể tôi nói với tôi là nó thật sự không thể tỉnh trước tám giờ ba mươi phút được”.
B: “Tôi cho là tôi có thể để nắm đấm của mình đi đàm phán với nó một chút”.
A: “… Đợi xe buýt lâu lắm”.
B: “Tôi nghe nói cậu có xe”.
A: “… Tiền xăng đắt quá”.
B: “Công ty thanh toán tiền cho cậu”.
A: “… Tôi không biết viết hóa đơn để thanh toán”.
B: “Tôi bảo người bên bộ phận văn phòng viết cho cậu”.
A: “… Thật ra tôi là người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường”.
B: “Rốt cuộc cậu muốn thế nào? Tôi nhớ là cậu đến đây để trả nợ chứ không phải đến làm đại ca. Hơn nữa tôi còn trả lương cho cậu cơ mà!”.
A: “…”.
B: “Tối hôm đó, cậu…”.
A: “Hằng ngày mấy giờ anh đến công ty?”.
B: “Kho