Polaroid

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Sự Cám Dỗ Cuối Cùng

Sự Cám Dỗ Cuối Cùng

Tác giả: Diệp Lạc Vô Tâm

Ngày cập nhật: 03:16 22/12/2015

Lượt xem: 1341407

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1407 lượt.

ài bão.
Tuy nhiên sau bốn năm học đại học, ông đã thấu hiểu một điều, ông không xuất sắc như mình tưởng. Cho dù cố gắng hết sức ông cũng chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong thế giới này, chẳng có mảnh đất nào thuộc về ông.
Khi bị chiếc xe hơi sang trọng làm bắn đầy bùn đất lên người, khi bị những kẻ vênh váo, hống hách khinh thường, coi ông như rác rưởi, ông đều tự nhủ: Bây giờ mình hai bàn tay trắng, thậm chí sự tôn nghiêm cũng bị chà đạp nhưng không sao cả. Thế nào cũng có ngày mình sẽ thành công, sẽ khiến tất cả những người coi thường mình phải cúi đầu.
Trong lúc Lâm Cận cảm khái, Trịnh Vĩ dừng lại trước cổng một trường học khác. Ông lập tức đỗ xe bên lề đường, cách đó hơn một trăm mét.
Vài phút sau, một cô bé tóc dài, xinh xắn đi ra ngoài. Cô bé không thèm lên chiếc xe hơi sang trọng của cậu nam sinh mập mạp chờ đón cô mà ngồi lên chiếc xe đạp cũ của Trịnh Vĩ.
Kể từ hôm ấy, hễ rảnh rỗi Lâm Cận đều đi theo đôi trẻ. Một hôm, trời mưa lâm thâm, Trịnh Vĩ mang ô đến đón cô bé. Cậu đứng đợi nửa tiếng, cô bé mới cầm một chiếc ô màu hồng đi ra ngoài. Trịnh Vĩ không do dự, lập tức tặng ô cho một học sinh đi đầu trần rồi chạy đến bên cô bé. Cô bé vội che ô cho cậu. Bởi thân hình cậu cao lớn nên cô phải kiễng chân, còn cậu cũng hơi cúi người. Đôi trẻ kề vai sánh bước trong mưa. Trịnh Vĩ đeo ba lô của cô bé, móc khoá hình gấu Pooh đung đưa theo từng bước chân cậu.
Cơn gió bất chợt thổi qua khiến mái tóc mềm mại của cô bé bay loạn xạ, bay cả vào mặt Trịnh Vĩ, khiến cậu có chút thất thần, bất giác dừng bước. Hạt mưa rơi xuống gương mặt ửng hồng của cậu.
Đi mấy bước cũng chẳng thấy cậu đi theo, cô bé liền dừng lại, quay đầu hỏi: “Anh sao thế?”
Trịnh Vĩ lập tức đuổi theo, giơ tay vuốt tóc cô bé. Cô bé chớp chớp cặp mắt trong veo, nhoẻn miệng cười với cậu. Sau đó đôi trẻ tiếp tục bước đi.
Lâm Cận mỉm cười dõi theo bọn trẻ. Cảnh tượng thơ mộng này khiến ông bất giác nhớ tới quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời. Hồi trẻ, ông từng yêu sâu sắc một người con gái. Mỗi ngày, ông ngồi xe buýt một tiếng đồng hồ đến đón cô tan ca. Bất kể mùa hè nóng bức hay mùa đông giá lạnh, bất kể cô có việc đột xuất, ông đều nhẫn nại chờ đợi.
Nhiều đêm không ngủ, ông ngồi bên chiếc bàn nhỏ viết đề án, cô đều ngồi bên cạnh. Khi ông khát nước, cô lập tức rót cho ông; khi ông đói, cô sẽ đi nấu mì; khi ông mệt, cô sẽ giúp ông đấm bóp vai. Mỗi lần ông bị hiện thực đánh bại, cô đều mỉm cười, nói: “Lâm Cận, anh đừng bỏ cuộc, anh chỉ còn cách thành công một bước thôi.”
Cho tới một ngày, đúng là ông chỉ cách thành công một bước. Chỉ cần bỏ rơi cô, cùng một người phụ nữ con nhà giàu ra nước ngoài là ông có thể thực hiện được ước mơ của mình.
Thật sự không nỡ xa rời người con gái mình yêu nhưng ông cũng khao khát thành công. Nỗi khao khát đó khiến ông tình nguyện từ bỏ mối tình đẹp đẽ. Ông vẫn còn nhớ như in ngày hôm ấy, ông nói: “Nhã Phi! Anh xin lỗi! Nhất định em sẽ gặp người đàn ông tốt hơn anh.”
Cô khóc nức nở, cầu xin ông đừng bỏ rơi mình. Trong lòng ông rất đau đớn nhưng nỗi đau cũng không thể đánh thức linh hồn đã bị dục vọng nhấn chìm.
Trước khi khép cửa, ông quay đầu nhìn cô lần cuối. Cô đã khóc không thành tiếng. Thời khắc đó, ông thật tâm hy vọng cô gặp được người đàn ông tốt hơn mình, để không bao giờ bị tổn thương như vậy.
Sau đó sự nghiệp của ông ngày càng thành công. Ông có nhà đẹp, xe sang, có sự kính trọng của mọi người. Tuy nhiên ông ngày càng cảm thấy trống rỗng, hình ảnh cô khóc nức nở thường xuất hiện trong giấc mơ của ông.
Khi trở về, thấy cô đúng là gặp được người đàn ông tốt hơn mình, ông mới hiểu có những cơ hội đã bỏ lỡ sẽ không bao giờ tìm lại được, có những người đã bỏ lỡ sẽ chẳng bao giờ có thể tìm về. Từ kinh nghiệm của bản thân, ông muốn nói với con trai: Nếu đã thích thì hãy sớm nói với đối phương, bởi tình yêu sẽ không mãi mãi chờ đợi ai hết.
Lâm Cận còn chưa có cơ hội nói với Trịnh Vĩ, bi kịch đã xảy ra. Ông vốn chỉ muốn lấy hết chứng cứ từ người phóng viên chụp trộm. Trong lúc cố tình nhìn ảnh chụp gia đình bốn người để uy hiếp đối phương, ông kinh ngạc nhận ra cô bé. Ông liền lên tiếng: “Khoan đã, các cậu hãy thả anh ta ra!”
Người của ông liền buông tay khỏi người phóng viên. Nhưng ông chưa kịp nói thì người phóng viên đã lao ra ban công. Hai bên co kéo, bi kịch đã xảy ra.
Sau đó Lâm Cận tốn một khoản tiền lớn để hai người kia nhận tội. Tuy nhiên vợ của người phóng viên quá cố không chịu để yên. Ông nhiều lần muốn hoà giải nhưng đều bị bà mắng chửi té tát.
Lữ Nhã Phi tìm đến ông, hỏi ông làm thế nào bây giờ? Nếu để vợ người phóng viên kiện ra toà, chỉ e sẽ liên lụy đến Trịnh Vĩ. Bà nói: “Lâm Cận! Em xin anh hãy nghĩ cách, đừng để liên lụy tới Trịnh Vĩ. Nếu thiên hạ biết nó không phải là con trai của Trịnh Diệu Khang mà Flà con riêng của chúng ta, sau này nó không thể ngẩng đầu làm người, cuộc đời nó sẽ bị huỷ hoại… Anh nhất định phải nghĩ cách!”
“Nhã Phi! Em đừng lo, anh tuyệt đối không để dính líu đến em và con.”
Ông đã quyết định, một khi cần thiết ông