
Tác giả: Phiêu A Hề
Ngày cập nhật: 04:13 22/12/2015
Lượt xem: 1341710
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1710 lượt.
o Lưu nói: “Năm nay nhà này đã xảy ra quá nhiều chuyện, Tiểu Dữu tiểu thư thời gian trước vì học tập căng thẳng, cố gắng chịu đựng, bây giờ chắc không chịu nổi nữa. Cô ấy cùng lão phu nhân còn có bảo mẫu Lưu tình cảm rất thắm thiết nhưng cô lại là người ít khóc nhất.”
Bảo mẫu Vương cũng nói: “Đúng vậy, tiểu thư tuy bộ dáng có vẻ nũng nịu nhưng tính cách lại mạnh mẽ. Cùng những người bạn lâu năm cắt đứt, nếu là con gái nhà người ta, dù sao cũng phải khóc rống lên mấy ngày nhưng tiểu thư chúng ta một giọt nước mắt cũng không rơi, không nói chuyện với bất cứ ai, đều tự chịu đựng. Tôi đi mua thức ăn nghe Tiểu Lâm ở Kiều gia nói mới biết đó.”
Hương Hương nói: “Tiểu thư không thương tâm như vậy đâu, vừa rồi vào phòng cô ấy thì thấy cô ấy trên người đang choàng một chiếc chăn đơn, đầu lắc lư, bên cạnh còn có máy đĩa đang hát nữa chứ, y y nha nha vô cùng dễ nghe. Cháu lần đầu tiên thấy tiểu thư trẻ tuổi mà lại học hát loại nhạc già cỗi cũ rích này đấy.”
Vương bảo mẫu nói: “Nhạc xưa? Tiểu thư không thích hí khúc Trung Quốc. Kinh kịch, Việt kịch hay khúc hoàng mai cô ấy đều không thích, chỉ thích ca nhạc phương Tây thôi, cả nhạc giao hưởng nữa. Trước kia lão phu nhân hay cười cô ấy khi đi rạp nghe Việt kịch lại ngủ mất, nói cô ấy sùng ngoại.”
Hương Hương nói: “Là thật đó, VCD rõ ràng mà. Cháu còn hỏi tiểu thư hát cái gì, tiểu thư nói là ‘Du Viên Kinh Mộng’ của Mai Lan Phương, đúng rồi, Côn Khúc, bảo cháu lúc nào rảnh cũng nghe thử.”
Vương bảo mẫu nói: “Cái này lạ thật. Lão Lưu, ông bình thường đọc nhiều sách, ‘Du Viên Kinh Mộng’ nói về cái gì?”
Lão Lưu nói: “Chính là ‘Mẫu Đơn đình’ đó, vị tiểu thư trong mộng gặp phải một thư sinh, yêu nhau, bệnh tương tư rồi chết, về sau hồn tiểu thư này và thư sinh kia đầu thai sống lại, cuối cùng nên duyên vợ chồng. Ai cha, cái chuyện xưa này cũng thật giống liêu trai.”
Vương bảo mẫu nói: “Ôi, cái gì hồn cái gì chết chứ, dọa người ta mà. Không được, tôi cảm thấy tiểu thư gần đây không ổn, chúng ta tốt nhất nên nói cho lão gia và phu nhân biết đi.”
Cha mẹ Trần Tử Dữu sau khi nghe người hầu trong nhà ấp a ấp úng, muốn nói lại thôi thì cũng không phát hiện con gái có điểm gì khác thường. Cô vẫn an tĩnh, ít nói như mọi khi, chỉ là có thêm một thú vui nho nhỏ: ở trong phòng vừa nhẹ nhàng ngâm nga ca hát vừa bắt chước theo một cuốn sách cũ.
Cô là một đứa trẻ ngoan, từ nhỏ đến lớn luôn khiến các bậc bề trên nở mày nở mặt, chưa từng làm họ lo lắng hay tức giận bao giờ. Cô rất ít khi tâm sự cùng người khác, dù là cha mẹ, thầy cô hay người yêu và cũng là thanh mai trúc mã của cô. Thời điểm đau lòng và thất vọng ấy cũng ít tỏ ra bất thường, chỉ im lặng chịu đựng, cô có cách giải quyết vấn đề rất đặc biệt.
Như một lần nhiều năm trước, Trần Tử Dữu tham gia một cuộc thi múa thiếu nhi, cũng vượt qua vài vòng cạnh tranh khốc liệt cuối cùng lọt vào tới vòng chung kết thì lại bị thương ở chân. Lúc ấy cô ngày đêm khổ luyện, hy vọng đoạt được ngôi vị quán quân. Lẽ ra đối với một đứa trẻ mới 10 tuổi đầu mà nói, thật khó để thừa nhận đả kích như vậy, thầy giáo dạy múa của cô cũng khóc, người lớn trong nhà không khỏi thở dài, người duy nhất không thèm đếm xỉa đến kết quả lại chính là cô. Trận chung kết hôm ấy cô còn bắt gia đình cùng đi xem trận đấu, bình tĩnh vỗ tay khen ngợi người dự thi. Khi chân cô khỏi hẳn, cô bắt đầu ra sức luyện tập đàn tranh để đại biểu thanh thiếu niên toàn thành phố độc tấu trong một lễ kỷ niệm đặc biệt.
Trong nhà, bảo mẫu già thường xuyên nói, cá tính ẩn nhẫn dĩ nhiên là tốt nhưng lại ở trên người một đứa trẻ nhỏ như vậy thì có vẻ không ổn. Trẻ con nên có bộ dáng của trẻ con, vì thế mỗi khi cô phạm lỗi nhỏ nào thì bảo mẫu lại vui vẻ thay cô che dấu, lấp liếm.
Tuy nhiên, bà ngoại và mẹ cô lại không nghĩ như vậy. Trong mắt họ, các biểu hiện của Trần Tử Dữu hoàn toàn là kết quả tốt đẹp từ sự nghiệp giáo dục thục nữ của họ.
Bây giờ Trần Tử Dữu càng có lý do dùng trầm mặc để phản kháng. Dù cô có hành động kỳ lạ nào cũng không có gì đáng ngạc nhiên, huống chi ở cái tuổi này, cô đã có thể tự trấn định, khôi phục rất nhanh.
Sự thật là vì cha mẹ và cô thời gian tiếp xúc không nhiều lắm, ngược lại, người hầu trong nhà với cô còn thân cận hơn.
Cha nói với cô: “Tiểu Dữu, cha muốn con biết trong lòng cha cho tới bây giờ không hề cảm thấy con là con người khác.”
“Vâng, cha. Con hiểu.”
“Tiểu Dữu, cha. . .”
“Cha, cám ơn cha.”
Mẹ nói: “Tiểu Dữu, con hận mẹ sao?”
“Không, mẹ. Con có thể hiểu mà.”
“Con muốn biết. . .cha ruột của con là ai không?”
“Con chỉ có một người cha. Có một số việc. . .con bây giờ đã không quá để ý nữa rồi.”
“. . .”
“Nếu như mẹ muốn nói, con cũng có thể nghe.”
“. . .”
“Ông ấy còn sống sao?”
“Không. Trước khi con sinh ra ông ấy đã mất.”
“Con xin lỗi, mẹ. Cám ơn mẹ.”
Trôi chảy như thế, không có khúc mắc gì.
Không có cha mẹ quấy rầy, Trần Tử Dữu tiếp tục đắm chìm trong thế giới của chính mình. Nửa cuối tháng tám, mưa đặc biệt nhiều, bên ngoài luôn có nước chảy róc rách từng giọt nên phần