XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Tam Sinh Tam Thế - Thập Lý Đào Hoa

Tam Sinh Tam Thế - Thập Lý Đào Hoa

Tác giả: Đường Thất Công Tử

Ngày cập nhật: 03:16 22/12/2015

Lượt xem: 1342019

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2019 lượt.

ng hay. Ta ngẩng đầu nhìn trời cười khan hai tiếng, bèn dùng phép định thân, rồi cắt kẹp cứng Huyền Nữ dưới nách, sử dụng Chiết Phiến, đánh thẳng vào triều đường của Ly Kính, cầm tay phải của Huyền Nữ giơ ra trước mặt hắn ta.
Khuôn mặt tuyệt sắc của hắn ta lúc đó trắng bệch như tuyết, ngẩng đầu lên nhìn ta, miệng há ra nhưng chẳng nói được lời nào.
Ta ném Huyền Nữ vào trong lòng hắn, rồi lùi về phía sau đi tới cửa điện, cất tiếng cười bi thảm: “Việc mà cả đời Tư Âm này hối hận chính là đã đến cung Đại Tử Minh này để gặp Quỷ Quân Ly Kính ngươi. Hai vợ chồng lòng lang dạ sói các ngươi thật xứng đôi vừa lứa. Từ nay, Tư Âm ta không đội trời chung với cung Đại Tử Minh nhà ngươi”.
Khi đó ta tuổi trẻ bồng bột, không cướp lấy hồn ngọc, mà đi khỏi cung Đại Tử Minh.
Khi về đến Côn Luân, nhìn thấy sắc mặt nhợt nhạt của Mặc Uyên thì lại chẳng nghĩ ra được cách nào hay.
Chập choạng tối, ta lấy trộm một liều thuốc mê từ phòng luyện đan, trộn vào trong cơm của các sư huynh.
Đêm Khuya, nhân lúc các sư huynh ngủ mê mệt, ta lén cõng Mặc Uyên rời khỏi Côn Luân, dọc đường tốc hành, đem người về Thanh Khâu.
Hướng chính bắc của Thanh Khâu có một ngọn núi nhỏ là Phong Di. Lưng chừng núi có một sơn động hội tụ linh khí, cha ta đặt tên cho nó là động Viêm Hoa. Ta đặt Mặc Uyên nằm trên chiếc giường bang. Vì lo lắng tự lấy máu của mình ra, ngộ nhỡ nếu chẳng có sức mà bưng đến để cho người uống thì sẽ không xong, nên ta dứt khoát nằm cạnh túc trực bên người.
Mặc Uyên thương tích đầy mình, đến mức ngày ngày uống máu của ta, cho đến khi vết thương khỏi hẳn thì mới giảm xuống còn một tháng một bát máu.
Ta thực sự không hiểu còn có thể lấy máu cho người uống mấy đêm nữa, mà chỉ nghĩ rằng nếu như ta chết đi thì người cũng không thể quay trở lại nữa. Hai người bọn ta chọn chung một chỗ, cũng có thể làm bạn giữa chốn u minh, nên đưa Mặc Uyên tới động Viêm Hoa. Động này vốn là ta tự chọn làm chỗ ẩn náo cho mình trước khi xảy ra thiên kiếp.
Cứ như thế đã bảy ngày trôi qua.
Ta cứ ngỡ rằng mình sẽ chẳng thể sống thêm được nữa. Khi mở mắt ra thì lại nhìn thấy mẹ với đôi mắt ưng đỏ.
Mẹ đã truyền cho ta một nữa tu vi của mình, ta mới có thể cứu lại tánh mạng, cũng khôi phục luôn hình dáng con gái.
Được thêm sự chăm sóc của mẹ, tuy lồng ngực ta ngày ngày vẫn chích một dao để lấy máu nuôi Mặc Uyên, nhưng cũng không còn quá đau đớn khổ sở nữa, chỉ có điều vẫn chưa thể đi lại được.
Mẹ lo lắng ta buồn chán, nên cố ý mượn rất nhiều sách vở từ chỗ Chiết Nhan mang về động để cho ta tiêu khiển.
Nhờ thế ta mới biết, việc mang trộm Mặc Uyên từ núi Côn Luân về đây lúc đầu đã làm khó các thần quan biên soạn Thiên sử. Họ phải viết một câu chuyện tuyên dương công đức của Mặc Uyên, nhưng viết đoạn cuối thì lại không biết phải khảo chứng về dấu tích tiên cốt của người ở đâu, nên đã để Mặc Uyên trở thành vị thần tiên duy nhất có sinh ra mà không có mất đi trong lịch sử của thần tiên, cũng không biết đã dẫn ra biết bao lời đồn thổi trong đám thần tiên hậu bối.
Sau này khi Chiết Nhan tới Thanh Khâu thăm ta cũng có nhắc tới sự việc này. Lão quấn tay áo lại, mỉm cười: “Bây giờ bốn biển tám cõi đương thật ồn ào, chuyện gì cũng có, trong phủ Tấn Văn có một tiểu tiên có tài viết lách đã phỏng đoán giữa ngươi và Mặc Uyên nảy sinh mối tình đoạn tụ, ngặt nỗi lại mang danh phận thầy trò, nên chẳng hợp với lễ.Thế nên Mặc Uyên mới cố tình giả vờ chết, để cùng ngươi vui vầy. Kể ra sự tình như vậy cũng khá là hợp lý cho nên ta mới qua đây xem thế nào”.
Ta dở khóc dở cười, Tấn Văn là thượng thần cai quản việc văn chương, nắm trong tay đại quyền chỉnh sửa lễ pháp của thần tộc. Đám thần tiên trong phủ của ông ta đều là những người chế định lễ pháp của thần tộc, tư tưởng lại “thoáng” như vậy thực sự khiến người ta phải ngưỡng mộ.
Nghe nói các sư huynh trên đỉnh Côn Luân đã tìm ta suốt mấy nghìn năm, nhưng chẳng ai ngờ thân ta là tiên nữ, mà còn là Bạch Thiển của nhà họ Bạch ở Thanh Khâu, đương nhiên tìm kiếm chẳng thể có kết quả nên đành thôi.
Cho đến nay, trong cuốn sử chính thống nhất trên Cửu Trùng Thiên vẫn còn ghi như thế này: “… Mùa thu năm sáu vạn ba nghìn lẻ tám mươi hai, niên hiệu Hạo Đức Quân, loạn Quỷ tộc chấm dứt, Mặc Uyên, con trai đích của Phụ Thần cùng đệ tử thứ mười bảy Tư Âm cùng nhau quy ẩn, không thể tra ra tung tích…”.
Tóm lại không ghi chép về đoạn ta lấy tiên thể của Mặc Uyên, vẫn còn chừa lại thể diện cho ta.
Sống quá lâu, hễ nhớ lại chuyện cũ là không thể nhớ hết.
Ly Kính đã chạy qua cầu tre, tới trước mặt ta, ta mới hốt hoảng nhớ ra mình vừa nhảy vào một động lớn, bắt gặp cảnh Quỷ Quân và một yêu nữ đang hẹn hò bí mật.
Hắn nắm chặt tay ta, thành khẩn nói: “A Âm, huynh tìm đệ đã bảy vạn năm rồi”.
Ta liếc nhìn yêu nữ đang đứng trong thảo đình, băn khoăn không hiểu. Chỉ nghe nói chủ nợ đuổi theo con nợ, chứ chưa hề nghe nói con nợ ngày ngày chạy tới chạy lui đến trước mặt chủ nợ, còn hết lần này đến lần khác nhắc ta rằng “sao ngươi không đòi nợ ta”. Nhưng dù tính thế nào, giữa ta và Ly Kính t