
Tổng Giám Đốc Ác Ma Quá Yêu Vợ
Tác giả: Trương Tiểu Nhàn
Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015
Lượt xem: 134616
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/616 lượt.
gười liệu có thể dõi theo ai đó suốt cả cuộc đời? Bạn cần phải hiểu rõ rằng điều đó là không thể. Liệu bạn có thể giữ chặt anh ấy bên mình cho tới một ngày bạn phai tàn xuân sắc, hoặc đến khi anh ấy hoàn toàn già cỗi, chẳng còn bất kỳ cô gái nào muốn để ý đến nữa không?
Thế gian này vốn có rất nhiều đạo lý, dù chúng ta hiểu rất rõ, nhưng vẫn cố kháng cự một cách yếu ớt, cứng đầu cứng cổ dùng phương thức của chính mình để đối nghịch lại những lẽ thường khốc liệt của nhân tình thế thái từ cổ chí kim, dù phải đánh đổi bằng nước mắt cũng không chịu cam lòng.
Kỳ thực, đạo lý vẫn luôn bày ra trước mắt, giản đơn đến vô cùng. Tìm thấy cuộc sống của chính mình, bạn sẽ tìm được sự tự tin; tìm được sự tự tin, bạn sẽ không canh cánh nỗi sợ anh ấy không còn yêu bạn nữa, cũng không còn nghĩ đến việc cả ngày phải dõi theo từng bước chân anh.
Yêu một người, chỉ có hai con đường: hoặc là mang đến cho anh ấy sự tự do, hoặc là trở thành một người con gái tuyệt vời của anh ấy, đến lúc đó, biết đâu lại đến lượt anh ấy phải dõi theo bạn cả ngày ấy chứ!
Thú Nô Lệ
Tình yêu rốt cuộc là trói buộc hay tự do?
Nỗi nhớ hẳn là sự trói buộc, chứ không phải tự do. Nhưng chúng ta sẽ nói với chính mình rằng, đó là sự trói buộc ngọt ngào.
Nỗi sợ đánh mất, chính là trói buộc.
Không thể rời xa, cũng là trói buộc.
Rồi cuối cùng, thời gian sẽ mang đi đôi cánh của tuổi thanh xuân, nhưng lại thường bỏ lại một chiếc đuôi đa tình…
Thói quen của anh và em
Tôi từng nghe một quý cô rất thành đạt kể về cuộc hôn nhân không hề thành công của mình. Cô nói rằng, cuộc ly hôn giữa cô và người chồng trước không phải vì sự xuất hiện của người thứ ba, cũng chẳng phải vì vấn đề gì to tát, đơn giản chỉ vì sự bất đồng từ những thói quen trong cuộc sống. Chồng cũ của cô thích yên tĩnh, thích ngồi nhấm nháp từ tốn bữa cơm, còn tính cách cô ấy lại hấp tấp, thường cầm bát cơm đi đi lại lại, vừa nhai vừa đi từ phòng bếp ra phòng ăn, rồi lại từ phòng ăn vào trong bếp.
So với những cuộc hôn nhân đổ vỡ trong mâu thuẫn khốc liệt, kết cục của cuộc hôn nhân này tuy cũng chẳng toàn vẹn, nhưng chí ít đến cuối cả hai vẫn có thể mỉm cười chào nhau.
Khi lắng nghe câu chuyện này, tôi bất chợt nghĩ về thói quen ăn uống của mình. Tuy tôi không thể ngoan ngoãn ngồi một chỗ từ đầu bữa đến cuối bữa, nhưng cũng không đến mức vừa đi đi lại lại vừa nhai nhồm nhoàm. Có lẽ tôi thuộc nhóm ở giữa nhỉ? Muốn để ý đến tâm trạng, thì cũng phải xem khi đó tôi có bận hay không.
Tôi là một đứa nóng vội, không thể chịu được những người rề rà. Gặp phải ai đó chậm chạp, quả thực tôi chỉ muốn thay người đó ăn hết cho xong. Người tôi yêu, mặc dù chưa tới mức giống tôi, nhưng hình như cũng không bị xếp vào nhóm “đủng đỉnh”.
Hai kẻ trái tính trái nết cũng có thể thành một cặp trời sinh. Tôi có quen một cặp vợ chồng như vậy, mỗi lần đi ra ngoài, không phải là anh chồng đợi chị vợ, mà là chị vợ đợi anh chồng thay quần áo, sấy đầu sấy tóc, chỉnh này sửa kia… Nếu đổi là tôi, chắc lúc đó tôi tức đến chết mất, nhưng cuộc sống hôn nhân của họ vẫn cực kỳ êm thuận.
Trong tình yêu và hôn nhân, rốt cuộc thói quen sống quan trọng đến mức nào?
Nếu như thực sự yêu nhau, phải chăng dù trái tính trái nết đến mấy cũng vẫn có thể nồng nàn ân ái? Còn nếu tình yêu chưa đủ, dù có hợp tính hợp nết, đến cuối cùng vẫn sẽ đường ai nấy bước.
Liệu chúng ta có thể chấp nhận một người cùng chung chăn gối, nhưng lại có nhịp sống và thói quen khác hẳn với mình? Giả như ai có thể nhẫn nhịn cho những thói quen và cách sống khác biệt của tôi so với người ấy, kết quả cuối cùng vẫn sẽ là hạnh phúc. Còn nếu không phải do anh ấy nhẫn nhịn, mà vì yêu tôi nên mới chấp nhận chung sống cùng những thói quen “khủng khiếp” của tôi, liệu như vậy sẽ càng hạnh phúc hơn chăng?
Thuyết Tương Đối Trên Thế Gian
Thế gian có rất nhiều điều tương phản lẫn nhau: bắt đầu và kết thúc, đoản tạm và vĩnh hằng, phức tạp và giản đơn, vui sướng và đau khổ, sự sống và cái chết…
Vậy nhưng, chỉ khi thấu hiểu một điều trong đó, chúng ta mới có thể thấu hiểu nốt những điều còn lại.
Không ai hy vọng niềm vui một ngày nào đó rồi sẽ kết thúc, vậy nhưng liệu bạn có từng nghĩ niềm vui đó đã bắt đầu ra sao? Khi niềm vui ùa đến, nó không phải bất ngờ hay sao? Bạn chưa từng lường trước, hay thậm chí là nằm mơ cũng chưa nghĩ đến. Bạn chưa từng nghĩ rằng mình sẽ hạnh phúc như vậy, và cái sai duy nhất của bạn, đó là cho rằng niềm vui sẽ là mãi mãi. Khi bạn hiểu về sự bắt đầu, bạn cũng sẽ hiểu về sự kết thúc. Kết thúc cũng tựa như bắt đầu, chợt đến, rồi chợt đi.
Khi bạn hiểu rõ sự mờ ảo của vĩnh hằng, bạn cũng sẽ hiểu được sự vô thường của thời gian. Chúng ta cảm thấy những chuyện thuộc về quá khứ luôn thật đẹp đẽ, bởi vì chúng ta đã trở thành một người nhận xét, đứng mãi ngoài viễn xa. Khoảng cách đó sẽ tô son lên ký ức, thời gian trở thành nghịch lý, khung cảnh như m