
Tiền Đặt Cược Của Tổng Giám Đốc
Tác giả: Thi Định Nhu
Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015
Lượt xem: 134588
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/588 lượt.
ô không thấy rằng bản thân việc sáng tạo là vô giới tính sao?”
Thái Hồng nhấp một ngụm cà phê, cười: “Tôi không nghĩ sáng tạo là một hoạt động vô giới tính. Thầy đã quá xem nhẹ tính quy định của hình thái ý thức đối với chủ thể sáng tạo, thầy đã xem thường sự vận động của nhân tố quyền lực trong tác phẩm văn học. Tiếng nói của phụ nữ phải tìm kiếm trong tác phẩm của nữ giới.”
“Tôi không phủ định trong tác phẩm của nữ giới có rất nhiều tiếng nói của người phụ nữ, nhưng xin đừng quên, dưới sự ảnh hưởng của ý thức chế độ phụ hệ, việc phụ nữ vứt bỏ sự khống chế lời nói để tưởng tượng ra một bản ngã tự do thuần túy vẫn là một thách thức rất lớn. Từ điểm trên mà nói, cho dù là tác phẩm của nữ giới cũng không thiếu tiếng nói của phái nam…”
MC hắng giọng, ra hiệu câu hỏi của Thái Hồng đã chiếm quá nhiều thời gian rồi, nhưng Thái Hồng vẫn muốn nói tiếp, vừa mở miệng đã nghe MC giảng hòa: “Thực ra đây là vấn đề gà đẻ trứng trước hay trứng nở ra gà trước, tiếng nói của nữ giới là gì cần phải nghiên cứu và định nghĩa một cách nghiêm túc. Xin mời người báo cáo tiếp theo là thầy Điền của trường Đại học E…”
Thái Hồng giận sôi máu, một đề tài hay thế, đang thảo luận dở dang lại bị người ta cắt ngang. Từ khi nào mà giới học thuật lại trốn tránh vấn đề, hời hợt, sơ sài thế kia? Cô hối hận vì đã bước vào phòng hội thảo này, nốc cạn cốc cà phê, nhét nốt miếng bánh kem vào miệng, cô bỏ về ngay giữa buổi hội thảo.
Ở tầng một cô gặp người quen, dừng chân trò chuyện đôi ba câu. Vừa bước ra cửa, đột nhiên một bóng người chặn cô lại.
Ngẩng lên nhìn, hóa ra là thầy Quý ban nãy.
“Cô là ai?” Anh chẳng khách khí, hỏi.
Thì ra người này không những hùng hồn, hung hăng, mà còn bất lịch sự.
Hà Thái Hồng quắc mắt nhìn, cười nhạt: “Tôi cảm thấy, chí ít thầy phải sửa câu hỏi thành: “Cô tên gì?”, hoặc “Quý danh của cô?” chứ!”
“Cô là ai?”
Thái Hồng lườm anh, nghênh mặt nói: “Tôi là ông nội của anh.”
[1'> Minh Tư Tông hay Sùng Trinh đế (6/2/1611 – 25/4/1644) có tên là Chu Do Kiểm, ông được coi là vị vua thứ mười bảy, cũng là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Minh, đồng thời cũng là vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu.
[2'> Tứ đại kỳ thư là chỉ bốn tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Quốc thời kỳ nhà Minh là Tây du ký, Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Kim Bình Mai.
Ăn xong bữa trưa qua loa ở căng tin, Thái Hồng bắt đầu ngáp ngắn ngáp dài. Từ thời đại học cô đã có thói quen ngủ trưa, trải qua bốn năm đại học cộng thêm ba năm làm nghiên cứu sinh, nó đã ăn sâu bén rễ, không tài nào bứt ra được. Cho nên mẹ cô thường nói, con gái ngoan, không cần tìm công việc khác đâu, số con chắc chắn là làm giáo sư rồi. Ngoại trừ giáo sư ra, còn công việc nào có thể giúp con yên tâm ngủ trưa? Vì vậy, buổi trưa Thái Hồng nhất định phải ngủ một tiếng, tốt nhất là có giường, có chăn, có gối, nằm xuống có thể duỗi thẳng hai chân ra, nếu không được thì dù phải gục ra bàn, hay nghiêng ngả trên ghế cũng phải ráng chợp mắt bằng được, chứ không thể không ngủ. Tuy là trợ giảng nhưng Thái Hồng không có văn phòng riêng, cũng chẳng có phòng ký túc xá tạm thời trong khuôn viên trường. Đại học F nằm ở phía Nam thành phố F, là khu vực có giá nhà đất cao nhất nơi này. Ngôi trường ở thế tựa núi hướng sông, chiếm trọn cảnh đẹp của thành phố, nhưng từ lâu đã chẳng thể mở rộng thêm, chỉ còn cách mua thêm mấy khu đất ở ngoại thành, xây dựng hai chi nhánh, mỗi ngày có đến mười mấy chuyến xe buýt qua lại, ngược xuôi giữa điểm trường và trường trung tâm. Nghe nói trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, việc phân nhà ở tại trường F là một vấn đề hóc búa. Còn giờ là thời kỳ kinh tế thị trường nên tình hình đơn giản hơn hẳn. Trường nhất loạt không giải quyết chuyện nhà ở, những ai không có nhà được nhận sáu trăm tệ tiền hỗ trợ. Trừ một số ít người có khả năng mua nhà, hầu hết những giáo viên trẻ đều thuê nhà trọ trong phạm vi cách trường năm trạm xe đổ lại. Đương nhiên, may mắn nhất vẫn là những người là dân bản địa như Hà Thái Hồng đây, ăn nhờ ở đậu tại nhà cha mẹ, sáu trăm tệ hóa ra lại thành tiền thưởng.
Buổi chiều không có tiết dạy. Thái Hồng vốn định đi xem cuộc thi bóng chuyền do khoa tổ chức hòng có cái gọi là “thái độ nhiệt tình”. Tuy không hứng thú với thể thao nhưng chỉ cần đứng một bên hò hét cổ vũ vẫn dư sức qua cầu. Thời gian thi đấu là một giờ chiều, cơn buồn ngủ ập đến, cô đang nghĩ nên về nhà ngủ luôn hay ra xem thi đấu, bất chợt di động đổ chuông.
“Tiểu Hà?”
“Cô Trần?”
Vừa nghe giọng nói ở đầu dây bên kia, đầu óc bắt đầu mụ mị của Thái Hồng dần tỉnh táo. Người gọi đến là cô Trần Tịnh Phân, thuộc bộ môn Văn học cổ đại. Thái Hồng từng theo học môn cô dạy, là một trong những học trò cưng của cô. Trong thời gian tìm việc, Thái Hồng đã từng nhờ cô gọi rất nhiều cuộc điện thoại, viết vô số thư tiến cử cho mình.
Thái Hồng vội lấy bút bi ghi lên mu bàn tay: “Dạ, em nhớ rồi.”
“Cảm ơn em, nhờ em