
Tác giả: Tô Diệu Thủ
Ngày cập nhật: 03:45 22/12/2015
Lượt xem: 134812
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/812 lượt.
"Chà, Đinh nhi quả là biết thưởng thức, mẫu thân cũng nên học hỏi." Tiết Đinh kiêu ngạo mà rằng: "Con ăn xong điểm tâm rồi, nếu mẫu thân không còn chuyện gì thì con về học bài đây." Nhược Thủy gật đầu nói: "Được, con về phòng đi." Chuyện ta cần biết cũng đã biết, giữ con lại cũng không để làm gì, hiển nhiên con có thể đi.
Hạnh đào sên đường chỉ là món ăn vặt thông thường, trong kinh thành, dù là đầu đường hay cuối ngõ đều có tiểu thương bán món ngọt này, gia đình bình thường cũng hay mua cho mấy đứa trẻ trong nhà. Khẩu vị người ta thường rất kén chọn, cũng giống như Nhược Thủy vậy, nàng vốn quen dùng điểm tâm mà ngự trù cẩn thận chuẩn bị nên cũng cảm thấy món hạnh đào này không đạt tiêu chuẩn.
Tiết Hạo nghiêng đầu không nói, đôi mắt to tròn của Tiết Uyên khẽ chớp, cái miệng nhỏ cũng ngậm chặt lại. Nhược Thủy nở nụ cười: "Được rồi, vậy nói cho mẫu thân biết hai con có muốn đến trường không? Nếu muốn thì hôm nay mẫu thân sẽ nói với phụ thân các con, mời thầy dạy cho hai đứa." Tiết Hạo nghe xong những lời này, đầu nhỏ của cậu bé ngẩng phắt lên, nhìn chằm chằm Nhược Thủy nói: "Mẫu thân không được lừa chúng con." Nhược Thủy cười bảo: "Ừ, mẫu thân không gạt các con."
Tiết Hạo cúi đầu đáp: "Con muốn đi học, nhưng lại không muốn theo học thầy dạy của đại ca." Nhược Thủy bèn cười nói: "Đương nhiên là sẽ mời thầy khác cho các con, trình độ ba đứa không giống nhau, chúng ta cũng không phải không mời nổi một thầy giáo khác." Lúc này Tiết Hạo mới cười cười, Nhược Thủy vươn tay nằm lấy bàn tay nhỏ của Tiết Hạo, lần này cậu bé không còn né tránh nàng nữa.
Sau khi trò chuyện với bọn nhỏ, vào giờ cơm tối, Nhược Thủy lại đem vấn đề này bàn bạc với Tiết Minh Viễn. Nàng nói: "Phu quân, thiếp thấy Hạo nhi và Uyên nhi đều đã lên năm, mỗi ngày ở nhà chơi đùa cũng không phải chuyện tốt, chi bằng chàng mời cho chúng một thầy dạy vỡ lòng."
Tiết Minh Viễn không hề suy nghĩ đã lên tiếng: "Hai đứa nó bướng bỉnh chẳng chịu ngồi yên, đến tuổi thì vào trường học là được rồi. Vỡ lòng sớm cũng chưa chắc đã tốt hơn." Nhược Thủy cười nói: "Nào có đứa trẻ nào không bướng bỉnh chứ, học vỡ lòng trước hết là vì tri thức, sau còn là rèn tính tình."
Tiết Minh Viễn nói: "Nàng không biết đấy thôi, nửa năm trước ta cũng đã cho bọn nó đến đọc sách cùng Đinh nhi, thế nhưng thầy giáo nói bọn chúng không thích đọc sách, chẳng chịu ngồi yên, bắt học thuộc cũng không chịu học, ngay cả bài văn thầy dặn làm cũng chẳng hoàn thành đúng thời hạn. Lúc đó ta thấy chúng còn nhỏ như vậy, đọc sách e cũng là việc quá vất vả, nếu không thích thì không cần đọc nữa. Ta cũng không mong chúng thi đậu trạng nguyên này kia, biết chữ hiểu đạo lý là được rồi, đợi đến khi bọn chúng tám tuổi rồi bàn tiếp."
Nhược Thủy chớp mắt bảo: "Thế nhưng chẳng phải đã qua nửa năm rồi sao? Hai đứa nó cũng đã trưởng thành hơn rồi, chúng thấy chúng bạn đều đọc sách nên cũng muốn đọc mà." Tiết Minh Viễn thấy Nhược Thủy kiên trì như thế, hơn nữa chuyện này cũng không phải chuyện xấu nên đành nói rằng: "Cũng không phải gì ghê gớm, vậy ngày mai cho bọn chúng đến học cùng Đinh nhi vậy." Nhược Thủy vội vàng nói: "Thiếp thấy vậy không ổn. Khả năng của chúng không giống nhau, để hai đứa cùng học với Đinh nhi, chàng nói xem thầy giáo nên dạy ai bỏ ai? Dạy đứa lớn thì hai đứa nhỏ nghe không hiểu, dạy đứa nhỏ thì lại làm trễ nải việc học của đứa lớn."
Tiết Minh Viễn hỏi: "Nhưng ta thấy những nhà khác đều là một thầy dạy nhiều trò như vậy mà?" Nhược Thủy thầm nhủ trong lòng: nào phải thiếp không biết một thầy có thể dạy nhiều đứa nhỏ, nhưng các con đã nói rõ rằng chúng không muốn cùng học với đại ca, thiếp còn cách nào chứ. Nhược Thủy bèn cười nói: "Đúng là như thế, nhưng như vậy chưa chắc kết quả học tập của bọn chúng đã tốt. Hơn nữa không phải nhà chúng ta không đủ khả năng mời hai thầy dậy, bọn Hạo nhi đã xin chúng ta mời một thầy dạy vỡ lòng, không cần phải là đại văn hào gì, một tháng cũng tốn không quá năm lượng bạc."
Tiết Minh Viễn cười bảo: "Ấy, sao nương tử lại nhắc đến tiền bạc rồi. Được được, tất cả đều là chuyện nhỏ, ta chỉ thuận miệng nói vậy mà thôi."
Chuyện này cứ thế được quyết định, cách làm việc của Tiết Minh Viễn quả khiến người ta có cảm giác mạnh mẽ như sấm nổ, vừa nói hôm trước thì hôm sau đã tìm ngay một thầy dạy vỡ lòng cho hai cậu ấm nhà mình. Vị tú tài này họ Chu, gia cảnh bần hàn, về lý sau khi đậu tú tài phải chuyên tâm ôn tập cho kỳ thi phủ xét cử nhân mới phải, thế nhưng Chu tú tài lại phải tự mình kiếm tiền trang trải học phí lẫn phí ăn phí ở. Công việc dạy vỡ lòng này quả là một nguồn sống tốt, bao ăn bao ở, việc nhẹ dễ dàng, Chu tú tài liền vui vẻ tiếp nhận.
Trước tiên Chu tú tài đến ra mắt gia chủ, sau là để tiện cho hai đứa nhỏ ra mắt thầy dạy mình. Chu tú tài biết mình đến dạy vỡ lòng cho con trai ông chủ, mặc dù gia chủ là nhà thương gia nhưng trong lòng Chu tú tài lại thấy không đáng, song cũng đành cúi đầu trước đống bạc trắng sáng trước mặt. Chu tú tài cũng chuẩn bị kĩ càng, đem theo cả sách vỡ lòng, định bụng sẽ dạy ngay. Chu tú tà