
Tác giả: Đồng Hoa
Ngày cập nhật: 02:53 22/12/2015
Lượt xem: 1342133
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2133 lượt.
là vài năm trước? Vợ hai của ông thừa dịp ông ốm nặng, đã trộm và giấu đi rất nhiều tiền tiết kiệm. Cả đời ông con sống không yên, mẹ và dì con không muốn ông trước khi mất còn phải thấy người thân tranh tài sản, nên nói với ông rằng tất cả tiền đều lấy lại được. Sau khi ông con qua đời, dì con vốn được hưởng một nửa bất động sản nhưng không nhận, chỉ giữ lại sách vở của ông con, mẹ cũng chỉ lấy bản chép tay truyện “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” của ông.” Mẹ nói đến đoạn thương tâm, cũng bắt đầu khóc, “Con cũng đừng hận bà vợ hai của ông con, bà ấy không có con cái, vì vậy muốn lấy chút tiền, mẹ và dì con không oán hận bà ấy, mẹ và bố con dù không có nhiều tiền, nhưng chỉ cần con còn đi học, thì dù bố mẹ có phải đập nồi bán sắt vụn cũng quyết nuôi con ăn học, con chỉ cần nhớ tấm lòng của ông ngoại với con là được.”
Mẹ lau khô nước mắt, nói: “Tuy ông ngoại hy vọng con học đại học, nhưng mẹ cũng không muốn ép con, năm nay con cũng không còn bé nữa, mười lăm tuổi rồi, ở tuổi này của con, mẹ đã đến nhà xưởng làm việc, tuổi nghề cũng được một năm, bố con đã bốc dỡ than ở đường sắt để tự trang trải học phí cho mình, mẹ tin con có thể tự suy xét, tự quyết định. Nếu con vẫn quyết định đi học trường kỹ thuật, mẹ sẽ thuyết phục bố con, đồng ý cho con đi học, sau này con đến trước mộ của ông ngoại con, mẹ sẽ giải thích rõ ràng với ông, là mẹ không biết làm mẹ, là mẹ đã để ông thất vọng, không liên quan gì đến con.”
Mẹ khóc không thành tiếng, tôi cũng khóc không kịp thở.
Một lúc sau, mẹ ổn định lại cảm xúc và nói: “Cho con ba ngày để suy nghĩ, sau đó hãy cho bố mẹ một câu trả lời rõ ràng.”
Tôi về phòng ngủ của mình, ôm cuốn “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” nằm trên giường, nước mắt vẫn chảy không ngừng.
Suy nghĩ cả đêm, trong đầu đều là nét mặt và nụ cười trìu mến, bao dung của ông ngoại.
Thật ra, tôi hiểu mẹ lấy lùi làm tiến, những câu sau mẹ nói với tôi đều là để kích tôi, nhưng đây là tâm nguyện của ông ngoại, đây là cách duy nhất tôi có thể giữ chữ hiếu.
Sáng hôm sau, tôi đi vào phòng ngủ của bố mẹ, nói với họ: “Con quyết định đi học trung học phổ thông.”
Mẹ và bố đều thở ra như trút được gánh nặng, bố lập tức lấy từ trong ngăn kéo ra một chiếc bút máy đưa cho tôi: “Chiếc bút này rất quý, muốn để lại nó cho con, bố mẹ đã bàn với nhau, dù con có học thế nào, chỉ cần chính con tán thành với mình là được, bố mẹ không ép con nhất định phải thi vào đại học.”
Trên thân bút máy có khắc hai dòng chữ mạ vàng: biển học tập là con tàu đau khổ vô tận, có đường lên được núi sách.
Tôi siết chặt chiếc bút máy trong tay: “Nếu lựa chọn học tiếp, con nhất định sẽ thi được đại học. Con có một yêu cầu.”
“Con nói đi.”
“Con muốn vượt qua trung học phổ thông theo cách của mình, con muốn bố mẹ tin tưởng con, cho con tự do.”
Bố nhìn mẹ, mẹ nói: “Không thành vấn đề, bố mẹ luôn tin tưởng con. Nhưng cũng phải nói, bố mẹ không thúc ép con bao giờ, con nhìn những nhà hàng xóm của chúng ta xem, có nhà ai quản con gái như nhà ta không? Em con mẹ cũng bắt nó phải về nhà trước mười giờ tối, còn con ở bên ngoài chơi đến mười một giờ, bố mẹ cũng chỉ cảnh cáo con một chút, thực ra bố con luôn nuôi con như con trai, không miễn cưỡng con thay đổi tính tình.
Bố nói: “Mười ba tuổi bố đã ra ngoài vừa học vừa làm, làm khuôn vác ở đường sắt để kiếm tiền học hết trung học, bố tin con gái bố cũng có khả năng chịu trách nhiệm với chính bản thân mình.”
Tôi gật gật đầu, xoay người đi ra phòng ngủ của bố mẹ. Tuy rằng khúc mắc đã được tháo bỏ, nhưng sự xa cách nhiều năm vẫn không thể tan biến hết, đại khái là tôi vĩnh viễn không thể giống em gái, ôm cổ bố, ghé vào lòng mẹ làm nũng, nhưng… như vậy là đủ rồi.
Cây liễu mọc bên bờ sông xanh um tươi tốt, sáng sớm gió mát mang theo không khí ẩm ướt, có mùi thơm ngát của cỏ cây hoa lá.
Tôi ngồi bên bờ sông, tháo giày, ngâm chân dưới nước.
Nhắm mắt lại, tất cả ký ức dường như đều hiện ra trước mắt.
Năm tuổi, rời xa ông ngoại, trở lại bên cạnh bố mẹ.
Sáu tuổi, đến trường, lại tạm nghỉ học.
Bảy tuổi, học ở trường tiểu học quân đội, quen biết Hiểu Phỉ.
Tám tuổi, chuyển nhà đến thành phố này, gặp được Trương Tuấn.
Chín tuổi, chống đối cô giáo Triệu, trốn học đến quán game, gặp Tiểu Ba.
Mười tuổi, ngồi cùng bàn với Trần Kính, gặp cô giáo Cao.
Mười một tuổi, Quan Hà chuyển trường đến học cùng lớp.
Mười hai tuổi, tôi gặp lại Hiểu Phỉ, gặp cô giáo Từng Hồng.
…
Tôi từng nghĩ rằng thế giới này cho tôi quá ít, nhưng bình tâm suy nghĩ lại, tôi nhận được ít thật sao?
Bố Hiểu Phỉ luôn đánh mẹ cậu ấy, cậu ấy đối mặt với một gia đình bạo lực; bố Quan Hà mất sớm, Quan Hà phải ăn nhờ ở đậu, phải nhìn mặt lựa lời để lấy lòng bố dượng và anh chị; bố Tiểu Ba mất sớm, tinh thần mẹ anh thay đổi thất thường, kinh tế luôn luôn khốn quẫn; Lâm Lam tuy có cả bố lẫn mẹ, nhưng mẹ lại làm nên chuyện xấu hổ rồi ly hôn, cô ấy thay mẹ nhận những lời đồn đại, những chuyện nhảm nhí; cố gắng, nghiêm túc học tập, nhưng lại vì gia đình bần cùng, không thể không sớm mang trên vai gánh nặng gia đình