
Cha Con Tranh Sủng: Mẹ! Cha Không Phải Người !
Tác giả: Ngải Mễ
Ngày cập nhật: 04:06 22/12/2015
Lượt xem: 1341658
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1658 lượt.
c bố anh…
- Bố anh làm sao?
- Ông… ốm.
- Nặng không?
- Gan không tốt, phổi cũng có vấn đề …
- Giờ ai chăm ông?
- Giờ ông ở với anh.
- Chuyện này từ khi nào?
- Một thời gian rồi.
- Sao anh không nói sớm?
- Nói sớm làm gì?
Cô không trả lời được, sửng mãi mới thốt được một câu:
- Nói sớm thì em sẽ không… ép anh ôn GRE như vậy.
- Việc này không liên quan đến việc ôn GRE, anh là kẻ bất tài, cho dù không có chuyện của bố thì anh cũng… không thi nổi GRE, anh ở trong nước học tiến sĩ thôi… anh đã từng hứa với em, chắc chắn sẽ học xong tiến sĩ.
Một thời gian dài cô rất thất vọng, cảm thấy anh không đủ yêu cô, không chịu vì cô mà chấp nhận thi GRE lại lần nữa, không yêu đến độ vì cô mà sẵn sàng qua Mỹ làm thuê. Nhưng cô dần dần đã nghĩ thông, có lẽ con người là như vậy, việc gì làm tốt thì chịu làm, việc gì làm không tốt thì không muốn làm.
Cô nhớ khi học trung học, sợ nhất môn Thể dục, đặc biệt là điền kinh. Cô chạy không nhanh, nhảy không cao, bật không xa, cứ đến giờ điền kinh là phát rầu, bởi vì thầy giáo luôn ép học sinh đều phải đăng ký thi đủ các nội dung. Cô là cán bộ lớp, không thể không dẫn đầu đăng ký, nhưng mỗi lần thi đâu đều thua, có khi thua hết, khiến cô ghét cay ghét đắng môn điền kinh ở, ngày ngày chỉ mong trời mưa, đỡ phải tổ chức thi điền kinh. Sao cứ phải tổ chức thi điền kinh làm gì? Lại còn mỗi học kỳ tổ chức một lần? Sao không tổ chức thêm các kỳ thi học sinh giỏi Văn chứ?
Môn Thể dục lúc đó thường là thi ba môn chạy nhảy bật, chạy 60m ngắn, nữ sinh hình như là mười sáu giây thì đạt, cô nhớ ở lớp có một học sinh nam nghịch ngợm luôn chạy hơn tám giây là cán đích, còn cô để chạy được 16 giây là phải luyện tập ngày đêm mới đạt được. Còn phải chạy 1500m dài, suýt chút nữa phổi của cô nổ tung, giáo viên thể dục mới cho cô điểm qua.
Cô tự đặt mình vào hoàn cảnh đó để hiểu nỗi sợ hãi của Vệ Quốc đối với môn GRE, có thể giống như nỗi sợ hãi của cô đối với kỳ thi điền kinh và môn thể dục, mỗi lần sắp phải thi 2 môn đó, cuộc sống của cô trở nên rất khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên, làm gì cũng chẳng có tinh thần, liên tục nằm mơ chạy thua bị mọi người chê cười, không đạt được điểm tốt nghiệp.
Cô quyết định không miễn cưỡng ép anh thi GRE nữa, mà ủng hộ sự chọn lựa của anh, cứ học tiến sĩ trong nước, đợi cô tốt nghiệp tiến sĩ xong sẽ về nước đoàn tụ với anh.
Anh nghe thấy cô dự định như vậy thì vui lắm như lại tỏ vẻ xấu hổ:
- Kim Kim, thật đã… làm khó cho em, vì anh mà từ bỏ cuộc sống tốt ở nước ngoài.
- Ở nước ngoài không có anh thì sống tốt gì?
Cô tưởng anh sẽ cảm động, sẽ từ bỏ kế hoạch học tiến sĩ trong nước, thi lại GRE.
Nhưng anh không làm thế mà chỉ ăn năn:
- Chỉ trách anh vô dụng.
- Có lẽ vốn tiếng Anh thi GRE của anh vẫn chưa đủ tốt nhưng dùng để đánh lừa mấy người trong nước dốt Tiếng Anh thì vẫn có dư. Anh đã dễ dàng thi đỗ tiến sĩ, thầy hướng dẫn ở khoa Luật, nguyên nhân quan trọng khiến ông thầy đó nhận anh là tiếng Anh của anh tốt, đã thay ông dịch không ít tài liệu.
Cô nhiệt liệt chúc mừng anh, thực sự mừng thay cho anh.
Hai người ở hai bên bờ đại dương cùng học bằng tiến sĩ của riêng mình, đợi ngày cô tốt nghiệp sẽ về nước đoàn tụ với anh.
Để là thủ tục li hôn, Chỉ Thanh bay đến chỗ cô một chuyến.
Cuối cùng cũng đã đỗ vào đại học Mỹ, mọi mặc của Chỉ Thanh đều có sự thay đổi, không chỉ tinh thần diện mạo tốt hơn, ăn nói cũng ra dáng hơn, sử dụng rất nhiều từ tiếng Anh, đặc biệt là lúc nói chuyện với Tiểu Kim, toàn bằng tiếng Anh, lưu loát hơn rất nhiều người Trung quốc, khiến Sầm Kim cũng phải khâm phục tài năng ngôn ngữ của anh ta.
Việc li hôn của họ rất đơn giản, vì hai người đều nghèo rớt, không có tài sản chung cần phải chia đôi. Việc nuôi dưỡng con gái cũng rất dễ quyết định, Tiểu Kim được xử theo mẹ, bố tùy tình hình kinh tế sẽ cấp dưỡng tiền, có quyền thăm nom, nhưng không có quyền định thời gian và số lần thăm nom.
Sau khi làm thủ tục li hôn xong, Chỉ Thanh nửa đùa nửa thật nói:
- Coi như lần này em đã được giải phóng hoàn toàn, có thể đón anh ta sang rồi.
- Em tức giận đùng đùng thì có liên quan gì đến anh? Em không phải tức vì chuyện li hôn.
- Anh biết em không tức vì chuyện li hôn mà em tức vì anh ta… không chịu sang Mỹ. Thôi ! Anh cũng chẳng trách việc em tức, em vì anh ta… mà đến chồng cũng chẳng cần, nhưng còn anh ta thì sao? Lại không chịu vì em mà qua Mỹ.
- Ai nói anh ấy không chịu vì em qua Mỹ? Là em bảo anh ấy học tiến sĩ trong nước, vì bố anh ấy đang bệnh, cần có người chăm sóc.
Chỉ Thanh nói như đã hiểu ra vấn đề:
- Cũng phải, anh biết em bảo anh ta ở lại trong nước, em vì nghĩ cho anh ta, nhưng sao anh ta có thể ở lại trong nước được? Sao anh ta không nghĩ cho em? Nếu là anh, cho dù em có nói gì anh cũng sẽ bay sang Mỹ để đoàn tụ với em, bởi vì anh biết trong lòng em mong anh bay sang Mỹ, chẳng ai lại không mong vợ chồng được đoàn tụ?
- Em không mong đoàn tụ với anh.
Chỉ Thanh bị cứ