pacman, rainbows, and roller s

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng

Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng

Tác giả: Mario Puzo

Ngày cập nhật: 22:37 17/12/2015

Lượt xem: 1342248

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2248 lượt.

/>- Vậy là mi tốt số. Mi làm việc vất vả vậy đủ rồi. Mi đã thoát khỏi nhiều hiểm nghèo, bây giờ hãy vui hưởng đời đi”.
Dante không đợi hỏi tới nó, nó nói với ông Trùm: “Cháu cũng chung xuồng luôn. Cháu về hưu non”.
- Thì chơi gôn như những Bruglione. Mà đừng lo cháu ạ, cuộc đời này luôn cung cấp cho ta công việc và phiền toái, ông sợ là thời của cháu đã tới rồi. Cả ông cũng vậy

Hollywood tử thần
Chương 14a
Nguồn: NXB Mũi Cà Mau
        
    Buổi sáng hôm đám tang Eli Marrion, Bobby Bantz quạt cho Skippy Deere một trận.
- Cái trò này khùng **** chịu nổi, làm nghề điện ảnh không thể mắc mấy cái lỗi như thế này. Lý do chó nào anh lại để những việc như thế này xảy ra chứ?
Hắn vung vẩy một xấp giấy trước mặt Deere.
Deere ngó xấp giấy. Thì ra là thời biểu lộ trình cho đoàn quay một phim tại Rome, Ý. Deere ấm ớ: “ừa, rồi sao?”
Bantz điên tiết: “Đứa nào trong đoàn phim cũng mua vé hạng nhất để bay đi Rome... Cả đoàn từ thằng chạy vặt, mấy đứa chỉ thoáng có mặt trong phim, mấy thằng học trò nội trú. Chỉ trừ một thằng, biết đứa nào không, thằng kế toán của hãng phim, tôi sai nó qua đó đề kiểm soát việc chi tiêu, chỉ mình nó ngồi hạng rẻ tiền”.
Deere lại hỏi: “Rồi sao?”
Bantz cố nén giận: “Rồi cuốn phim lại đẻ thêm số tiền chi để dựng một ngôi trường cho tụi nhóc con của tất cả lũ trong đoàn phim. Tiền mướn một cái du thuyền hai tuần. Tôi mới đọc kỹ kịch bản rồi. Chỉ có hai diễn viên cả nam lẫn nữ xuất hiện hai, ba phút trong phim. Cái du thuyền thâu hình chừng vài ngày, cắt nghĩa coi, anh làm ăn kỳ cục vậy?
Skippy Deere cười cười: “Được thôi. Đạo diễn của chúng ta, Lorenzo Taluío đòi bằng được người của nó bay hạng nhất. Mướn chiếc thuyền hai tuần, vì Lorenzo muốn đi dự liên hoan phim Cannes”.
- Anh là nhà sản xuất phải nói cho thằng Lorenzo biết chứ.
Deere nói: “Không dám đâu. Thằng cha Lorenzo là cái thằng có bốn cuốn phim trị gái tới cả triệu đô là, nó là đạo diễn từng chiếm hai Oscar. Tôi bợ đít nó để nâng nó lên du thuyền thì có. Anh đi mà nói với nó”.
Bantz tịt luôn, về vấn đề chuyên môn, thì trong hệ thống của công nghệ này, người đứng đầu phim trường là xếp sòng. Nhà sản xuất là người sắp xếp mọi yếu tối, gáim sát sự phát triển của ngân sách và kịch bản. Nhưng khi bộ phim bắt đầu bấm máy, đạo diễn mới là người có quyền hạn tối đa. Đặc biệt là tay đạo diễn đó lại có nhiều phim thành công.
Bantz lắc đầu: “Không có Eli yểm trự phía sau, tao cóc nói với thằng Lorenzo được. Nó chửi tao xong, rồi mình tiêu cha nó bộ phim”.
Deere bảo: “Mà nó vẫn cứ dành được phần phải. Phim mẹ nào, Lorenzo nó cũng chấm mút mất năm triệu. Tụi nó đều thế cả. Thôi, bình tĩnh lại, còn đi đưa đám chứ”.
Nhưng bây giờ Bantz đang chăm chú vào một bảng chi tiêu khác, hắn nói với Deere: “Nè, trong cuốn phim của anh, có khoản chi năm trăm ngàn đo là cơm Tàu. Không có ai, không đứa nào, ngay cả con vợ tôi dám chi tới nửa triệu đô cho đồ ăn Tàu, mà lại là đồ ăn Tàu xách ra ngoài nữa chứ. Đồ ăn Pháp còn có thể. Nhưng Tài? Đồ ăn Tàu xách theo?”
Bobby bắt được mánh của hắn rồi, phải biến báo gấp: “Cái đó là hàng ăn Nhật mà, mấy món đó là Sushi đấy. Sushi là món mắc nhất thế giới.”
Bantz dịu xuống, vì ai cũng than thở món Sushi này, một lão chủ hãng phim đối thủ của hắn kể là có lần lão mời một tay người Nhật đến một nhà hàng đặc biệt với món Sushi, lão bị chặt một ngàn đô cho hai mươi cái đầu cá mắc dịch. Bantz hết hồn.
Bantz bảo Skippy Deere: “Thôi được, nhưng anh phải cắt bớt xuống. Ráng kiếm thêm mấy đứa nội trú đại học trong cuốn phim tới của anh đó”.
Chẳng là tụi sinh viên nội trú đóng phim không có thù lao mà.
Tin tức về đám tang Hollywood của lão Eli Marrion còn đáng giá hơn đám tang của những ngôi sao sáng giá nhất. Lão từng được các chủ phim trường, sản xuất, bầu bì nể trọng, cũng có một số ngôi sao, đạo diễn, kịch tác gia yêu quí. Động lực làm mọi người mến mộ lão chính vì thái độ lịch sự hòa nhã và lối áp chế rất thông minh của lão giải quyết được nhiều vấn đề trong nghề phim ảnh. Lão cũng nổi tiếng là một người chơi đẹp, đàng hoàng.
Những năm cuối đời, lão là một nhà tu khổ hạnh, không trụy lạc trong uy quyền, không cho phép chuyện lợi dụng mấy nhỏ mới vô nghề. Hơn nữa, hãng Lodd stone sản xuất nhiều phim lớn hơn các hãng khác, mà đối với mọi người thì không gì đáng quí hơn là những người thực sự tạo ra những bộ phim.
Tổng Thống Mỹ cử tham mưu trưởng của ông tới tuyên dương lão. Pháp cử bộ trưởng văn hóa, mặc dù ông ta là kẻ thù của điện ảnh Hollywood. Vatican phái đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, một vị Hồng Y trẻ tuổi đẹp trai đủ để nhận một vai nho nhỏ trang trí trong mấy bộ phim. Một đoàn các tay kinh doanh Nhật xuất hiện thật bất ngờ. Và những nhân vật cao cấp nhất trong tập đoàn phim ảnh từ Hà Lan, Đức, Ý, Thụy Điển cũng đến để tôn vinh Eli Marrion.
Mọi người lần lượt đọc điếu văn. Mở đầu là một siêu sao nam, rồi một siêu sao nữa, tới đạo diễn, nhà văn benny Sly cũng ngỏ đôi lời thương tiếc lão. Kế đó là tham mưu trưởng của Tổn