
Tác giả: Miêu Gia
Ngày cập nhật: 22:35 17/12/2015
Lượt xem: 1341160
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1160 lượt.
ở đầu tiên.Vì vậy , ông không nắm được thuật phong thủy gia truyền của dòng tộc.
Một trăm năm sau, cuối cùng gia tộc lại xuất hiện người có thể đọc hiểu cuốn sách “ Địa lí Tả Ao”. Ông tổ đời thứ tám , Vũ Đức Nguyên, trong ghi chép về công lao với gia tộc , chứa đựng những phát hiện mới mẻ trong việc phong ấn và phá giải lời nguyền cổ xưa.Khác với những đời trước, trong đó còn có một phần tiểu ký về cuộc đời ông , về những sự việc Đức Nguyên đã trải qua.
Vũ Đức Nguyên lúc được truyền lại bảo tộc gia tình năm đó vừa mới tròn mười tám.Cậu rất nhút nhát , sau khi được truyền lại và đọc những thông tin trong quyển sách lịch sử gia tộc cậu đã đem chôn cuốn “địa lí Tả Ao” để không phải dở đọc nó.Nhưng cuốn sách như là nỗi ám ảnh với từng đời của gia tộc, lẽ nào lại buông tha cho cậu.Đến năm hai mươi tuổi, Đức Nguyên không còn chịu nổi sự “thúc dục” của cuốn sách đã phải đào lên để xem nó.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua , đến năm cậu ba mươi tuổi, thì kì hạn tiếp dẫn dương khí cho Bạch Hổ lại đến.Bây giờ , cậu không còn là một thanh niên nhút nhát nữa mà trở thành một thầy phong thủy có tiếng trong vùng.Người xếp hàng đến nhờ cậu xem phong thủy xếp hàng dài , chặt kín cả đường đi lối ngõ.Bấy giờ, đất nước đang bị cai trị dưới thời vua Thiệu Trị [1'> cũng được coi như là an bình , gia đình cũng có của ăn của để , so với các đời trước thì khá hơn rất nhiều.Đúng hạn phong ấn , Nguyên tiến về ngôi mộ tổ tiến hành khôi phục dương khí cho Bạch Hổ sau một trăm năm.Am hiểu về phong thủy có phần còn xuất sắc hơn cụ Đức Minh đời trước , Đức Nguyên vô cùng xót xa trước khí thế ngôi mộ , hình thái Như Hổ Thiêm Dực đã không còn nguyên vẹn như trước nữa. Đôi cánh Bạch Hổ gần như bị hủy hoại bởi rễ cây cổ thụ như chiếc móc xích bám chặt , chúng đang sinh sôi nảy nở chèn ép đôi cánh.Tứ chi đứt gãy , trông vô cùng thảm thương.Có chăng chỉ là đôi mắt vẫn rất có thần, thể hiện uy nghiêm của chúa sơn lâm.Dương khí của Bạch Hổ gần như bị cạn kiệt.
Chiếu theo cách làm cũ của cụ tổ đời thứ 8 , Đức Nguyên cũng tiến hành bồi dương khí cho Bạch Hổ bằng một trăm con gà trống độc nhãn [2'>. Có điều dương khí Bạch Hổ càng mạnh thì hai cây cổ thụ kia càng xanh tốt hơn , có lẽ tiền bối đời trước đã không để ý đến điều này.Việc dùng máu gà này chỉ khôi phục được phần nào dương khí cho Như Hổ Thiêm Dực, mà thực chất lại là nuôi dưỡng hai cây cổ thụ kia.Dù sao đến đời của Đức Nguyên gia tộc cũng được coi là khá giả.Ông bèn dùng cách tưới máu tươi của một trăm con chó mực lên quanh gốc cây, làm hai cây cổ thụ kia không tiếp tục hút được dương khí từ Bạch Hổ.Đồng thời cũng làm rễ cây kia thả lỏng “xiềng xích” đang thắt chặt nó.Ông rất hài lòng , việc này giúp cho hình thái Bạch Hồ cũng phải hồi phục được sáu bảy phần.Không những thế , việc tiếp dẫn dương khí cho Bạch Hổ phải hai trăm năm nữa mới cần thực hiện.
Là người thành thạo về phong thủy , ông không khỏi tiếc nuối.Phải chăng hình thế Như Hổ Thiêm Dực này không bị phong ấn lại , thì có lẽ gia tộc ông không phải chịu cảnh cơ cực như bao đời trước.Nhưng dù sao, lạc đà gầy còn hơn ngựa béo , hình thái này vẫn giúp gia tộc ông trải qua yên bình giữa bao cuộc chiến tranh tàn khốc như cuộc xâm lăng của quân Minh hay gần nhất là quân Thanh.Nhớ lời dặn của sư tổ Đức Minh, phải dịch nghĩa để tìm cách phá giải lời nguyền được khắc trên thân cây, ông đã cho người ghi chép lại toàn bộ để mang về nghiên cứu.
Trở về nhà , Đức Nguyên luôn canh cánh trong lòng về việc giải nghĩa lời nguyền cổ xưa nhưng vẫn không có bất kì manh mối bào. Ông đã nhờ rất nhiều vị học sĩ trong làng, trong vùng mà không người nào có thể hiểu được loại chữ viết khắc trên thân cây.Bỗng một ngày , có người xuất hiện nói rằng có thể giải mã được loại chữ viết đó.Nhưng phải giúp anh ta một việc, đó là đi “đổ đấu”. Chàng thanh niên này tầm hai mươi lăm hai mươi sáu tuổi, dáng người cao ráo , nhanh nhẹn , tay chân linh hoạt , lời nói và cử chỉ rất đúng mực.Anh ta giới thiệu mình họ Cố tên Gia Minh đến từ vùng Giang Nam , Đại Thanh [3'> là dân “đãi cát, tìm vàng”.
Lại nói đổ đấu là gì ? Đãi cát là gì ? Thực ra rất đơn giản chúng chính là tiếng lóng dùng để nói về việc trộm mộ.Tại sao lại gọi là đổ đấu ? Tại sao lại gọi là đãi cát ? Chuyện này sau này hẵng bàn đến.