Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Vụ án mạng ở vùng Mesopotamie

Vụ án mạng ở vùng Mesopotamie

Tác giả: Agatha Christie

Ngày cập nhật: 22:54 17/12/2015

Lượt xem: 1341629

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1629 lượt.

Công việc ra sao?Thật mỉa mai.Giọng vui vẻ, tác phong tự nhiên của một người từ thế giới bình thường tới, làm chúng tôi sững sờ. Ông ta không biết gì về thảm kịch, nhảy xuống chúng tôi với vẻ hồ hởi tràn trề.Giáo sự Leidner ấp úng câu gì không rõ, rồi đưa mắt về bác sĩ Reilly, khẩn cầu bác sĩ giúp giải quyết hộ vị khách.Bác sĩ liền kéo người nọ ra chỗ khuất và cho biết sự thật.Sau này tôi biết vị khách nọ là một nhà khảo cổ người Pháp tên là Verrier đang khai quật ở các đảo thuộc Hy lạp. Verrier sửng sốt, vội vã xin lỗi và chia buồn. Ông lao tới giáo sư Leidner, bắt tay nồng nhiệt.- Ôi đau buồn! Trời! Tôi không biết nói gì hơn...Ông khách ân hận lắc đầu, bất lực không thể giãi bày ý nghĩ, xin cáo từ, lên xe mà đi.Bác sĩ Reilly nói giọng kiên quyết:- Bây giờ ta phải nghĩ đến bữa ăn. Leidner, tôi yêu cầu ông phải giữ gìn sức khỏe.Ông giáo sư nay chỉ còn là cái thân tàn, theo chúng tôi vào phòng ăn. Chẳng ai thiết ăn uống, tuy nhiên tách cà phê nóng và món trứng rán cũng làm mọi người hồi phục phần nào. Giáo sư Leidner nhấp chút cà phê và ít bánh. Mặt ông xám màu tro, thể hiện sự khổ đau cùng cực.Sau bữa ăn sớm, đại úy Maitland lần lượt hỏi mọi người.Tôi nói là nghe tiếng động nên thức dậy và chạy sang phòng cô Johnson.- Và cô nói thấy một cái cốc lăn dưới đất?- Vâng, chắc uống xong thì cô buông rơi.- Cốc có vỡ không?- Không, nó lăn theo chiếc vải trải giường. Tôi nhặt lên, đặt trên bàn.- Cám ơn cô đã cung cấp chi tiết. Chúng tôi chỉ tìm thấy hai loại vân tay, một rõ ràng của cô Johnson, và một của cô.Ông yêu cầu tôi khai tiếp.Tôi tả tỉ mỉ những việc đã làm với cô Johnson, đưa mắt nhìn bác sĩ Reilly. Bác sĩ gật đầu:- Trường hợp ấy, cô làm những việc đó là đúng.Lời bác sĩ Reilly làm tôi thanh thản, mặc dù trước đó tôi nghĩ đã không bỏ sót việc gì có thể làm để cứu cô Johnson.- Lúc bấy giờ cô có biết cô ấy uống gì? - đại úy hỏi tôi.- Không... nhưng tôi biết ngay đó là một chất axit mạnh.Đại úy nghiêm trang hói:- Cô có cho là cô Johnson đã chủ động uống?- Ồ! Không! Không đời nào tôi thoáng có ý nghĩ ấy.Không hiểu tại sao tôi dám khẳng định vậy. Có thể tôi đã bị câu nói của ông Poirot ảnh hưởng: "Giết người trở thành thói quen". Hơn nữa, không ai lại chọn kết liễu cuộc đời bằng cái chết đau đớn thế.Tôi nói ý nghĩ đó với đại úy, và đại úy tỏ vẻ tán thành:- Thật vậy, thường không ai chọn cách chết ấy, trừ khi trong lúc tuyệt vọng, trong tay không có cách nào khác.- Cô ấy tuyệt vọng đến mức ấy sao? - tôi hỏi.Bà Mercado cho là như thế. Bà ấy nói tối qua, cô Johnson rất bối rối đến mức không buồn trả lời ai gợi chuyện. Bà Mercado khẳng định cô ấy đã bị những ý nghĩ đen tối ám ảnh, và đã nghĩ đến chuyện tự vẫn từ lúc đó.- Không, tôi không tin chút nào! - tôi kiên quyết bác bỏ.- A! Cái bà Mercado! Thật độc mồm độc miệng.- Vậy, quan điểm của cô thế nào.- Cô ấy bị người ta đầu độc!Đại úy hỏi câu tiếp theo bằng giọng nghiêm nghị như hỏi người dưới quyền.- Vì sao cô tin như vậy?- Tôi không thấy lý do nào khác.- Đó chỉ là ý kiến cá nhân của cô. Tại sao phải thủ tiêu cô ấy? Tôi không thấy động cơ nào...- Xin lỗi. Có động cơ. Cô Johnson đã vén một góc màn bí mật.- Cô ấy đã phát hiện điều gì?Tôi nhắc lại, từng lời một, câu chuyện trên sân thượng.- Cô ấy không chịu nói rõ hơn?- Có, nhưng cô nói để còn suy nghĩ.- Cô ấy có vẻ xao xuyến?- Có.- “Có một cách đột nhập từ ngoài vào” - đại úy cau mày nhắc lại - Cô ấy định nói gì nhỉ?- Không biết. Tôi cũng đã nghĩ nát óc.- Còn ông, ông Poirot, ông nghĩ sao? - đại úy hỏi.Poirot đáp:- Ông thấy đấy, đó là một động cơ rất thuyết phục.- Đủ để giết một người?- Đủ để giết một người.Đại úy Maitland càng chau mày dữ:- Trước khi chết cô ấy nói được gì?- Có. Cô lắp bắp được ba từ.- Những từ gì?- “Cái cửa sổ”.- “Cái cửa sổ”? - đại úy Maitland nhắc lại - Và cô có hiểu cô ấy muốn nói gì?Tôi lắc đầu.- Trong phòng ngủ cô ấy có bao nhiêu cửa sổ?- Chỉ có một.- Nhìn ra sân?- Phải.- Cửa mở hay đóng? Nếu tôi nhớ không nhầm, thì cửa mở. Nhưng có thể một người nào đó đã mở ra?- Không, nó luôn luôn mở. Tôi tự hỏi...Tôi ngừng bặt.- Cô nói tiếp đi!- Tôi đã xem xét của sổ, không có gì bất thường. Tôi tự hỏi có sự đánh tráo cốc qua cái cửa này chăng.- Đánh tráo cốc?- Vâng. Cô Johnson có thói quen để sẵn cốc nước để dùng ban đêm. Có người đã lấy cốc đi, thay bằng cốc axit clorydric.- Ông nghĩ sao, bác sĩ Reilly?- Nếu là giết người, hung thủ chắc sẽ làm cách ấy. Nếu tỉnh, không ai ống thuốc độc thay nước. Nhưng nếu có thói quen uống nước lúc nửa đêm, người ta đưa tay ra như máy, vớ cái cốc ở chỗ đã để sẵn, rồi trong lúc ngái ngủ, có thể uống kha khá mới kịp nhận ra sự nhầm lẫn tai hại.Đại úy Maitland suy nghĩ một lát.- Tôi sẽ quay lại để xem cái cửa sổ. Nó cách đầu giường bao xa?- Với tay ra thì tới chiếc bàn nhỏ kê đầu giường.- Và cốc nước đặt trên bàn ấy?- Phải.- Cửa ra vào có khóa không?- Không.- Nếu vậy, muốn đánh tráo, có thể đi thẳng vào phòng.- Tất nhiên.- Nhưng như thế sẽ nguy hiểm hơn - bác sĩ Reilly nói - Người dù ngủ say vẫn có thể bất thần thức dậy. Thò tay qua cửa sổ để đánh tráo, vẫn an toàn hơn.- Tôi kh


Snack's 1967