Insane

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Câu Chuyện Ngày Xuân

Câu Chuyện Ngày Xuân

Tác giả: Vương Thiển

Ngày cập nhật: 03:00 22/12/2015

Lượt xem: 1342431

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2431 lượt.

g thái tâm lí không ổn định của các thí sinh. Thật ra, Tư Tồn ngất đi cũng chỉ vì suốt cả tuần liền tinh thần đã bị kéo căng ra bởi lo lắng và mỏi mệt quá độ.
Bác sĩ nói, cô đang tuổi ăn tuổi lớn, sau này không được tự giày vò bản thân như vậy nữa. Hôm ấy, biết Tư Tồn bị ngất trong phòng thi phải đưa vào viện, Mặc Trì liền vội ngồi xe lăn đến phòng bệnh thăm cô. Nhìn khuôn mặt bầu bĩnh chỉ sau vài ngày đã hốc hác đi nhiều, lòng anh không khỏi thấy nhói đau. Nếu không phải vì chăm sóc cho anh, sao cô có thể mệt đến mức ấyĩ Vừa tỉnh lại, mới nhìn thấy Mặc Trì, Tư Tồn đã òa lên khóc: “Em thi hỏng rồi, em đã không làm được hai bài toán lớn”. Mặc Trì dở khóc dở cười, vội an ủi cô: “Trời ơi, em thật... ngốc”. Thấy Tư Tồn tủi thân vẫn không ngừng thút thít, Mặc Trì liền nói tiếp: “Vốn dĩ anh cũng không hi vọng môn Toán em sẽ được điểm cao. Bởi em thường không làm được bài toán lớn mà. Không thi đỗ cũng không sao, cùng lắm sang năm thi lại”. Quả nhiên, Tư Tồn vẫn mang dáng dấp của một cô gái nhỏ, nghe Mặc Trì dỗ dành vài câu đã nín khóc, trong lòng nhẹ nhõm đi nhiều nên thiếp vặo giấc ngủ ngon lành.
Tư Tồn và Mặc Trì cùng nằm viện khiến Trần Ái Hoa và Tịnh Nhiên bận túi bụi. Lúc hai người xuất viện, cũng là khi Trần Ái Hoa cùng Hội phụ nữ đi về các vùng nông thôn khảo sát tình hình, còn Tịnh Nhiên và các bạn đi Nam Kinh dã ngoại.
Dù thi cử không tốt như mong đợi, tinh thần của Tư Tồn cũng không hề sa sút. Từ khi ra viện, không ngày nào là cô không chăm sóc chu đáo cho Mặc Trì. Trải qua đợt bệnh nặng này, khoảng cách giữa họ như được rút ngắn thêm một bậc. Mặc Trì không còn lúc nóng lúc lạnh, Tư Tồn cũng không còn run rẩy sợ hãi khi đứng trước anh, quan hệ giữa họ có phần tựa như những người bạn thân thiết, lại có phần giồng như anh em.
Khó khăn lắm mới có được dịp tự do thoải mái thế này, hàng ngày Tư Tồn đều muốn tới thư phòng đọc sách. Niềm thích thú với văn học thôi thúc cô tìm đọc những cuốn sách văn học nổi tiếng, tiểu thuyết và thơ ca. Thậm chí, cô còn trích dẫn cả kinh điển trong những cuộc nói chuyện với Mặc Trì. Nhìn sự tiến bộ ngày một trông thấy của Tư Tồn, Mặc Trì không khỏi mừng thầm, trong lòng thầm nghĩ, chẳng phải Tư Tồn rất thông minh hay sao? Vậy mà cứ đối diện với môn Toán là lại trở nên hết sức hồ đồ?
Lúc vào thư phòng, Tư Tồn. thường rất hay quên bật đèn, cứ thế ngồi trong bóng tối mà đọc sách. Mặc Trì có chút lo lắng, không biết mắt cô có vì thế mà bị cận hay không?
Còn Tư Tồn, dưới sự ảnh hưởng của Mặc Trì, thành ra càng ngày càng mê mẩn với văn học cổ điển và thư pháp. Thị trưởng Mặc từng nói: “nét chữ nét người”, nên từ nhỏ đã bắt Mặc Trì luyện thư pháp. Ngày trước, anh thậm chí còn từng đoạt giải thưởng thư pháp của thành phố’. Trải qua đại nạn trong Cách mạng Văn hóa, có những tài hoa anh không thể tiếp tục phát huy được nữa do cơ thể đã bị tổn thương nghiêm trọng. Thi thoảng chỉ mở cuốn thư pháp ra xem, nhìn những nét chữ bay lượn trong đó, lòng Mặc Trì mới mau chóng nguôi dịu những nỗi buồn bực. Kể từ khi Tư Tồn bước chân vào nhà họ Mặc, lúc vì giận mẹ, lúc lại bận rộn với chuyện học hành thi cử của Tư Tồn, Mặc Trì hồ như đã để cuốn sách thư pháp ấy rơi vào quên lãng.
Ngồi xe lăn, Mặc Trì không thể nào nâng cao cổ tay trên mặt bàn vì như vậy sẽ rất mỏi. Trong phòng có một bàn uống trà nhỏ, Tư Tồn liền phủ chăn lên trên, biến nó thành chiếc ghế đẩu cho anh ngồi. Khi nhìn từng nét chữ khỏe khoắn thanh mảnh hiện dần trên trang giấy, Tư Tồn không khỏi tột cùng kinh ngạc, không ngờ anh lại tài hoa đến vậy!
“Em có biết gì về thư pháp không?”, Mặc Trì hỏi.
“Em không biết, ở nông thôn đâu có điều kiện để học”, Tư Tồn thật thà đáp.
“Vậy để anh dạy em!” Không hỏi cô có muốn học hay không, Mặc Trì trực tiếp đưa lời đề nghị, đồng thời thay cô quyết định luôn việc học. Thư pháp là môn học thú vị, có thể khiến người ta quên đi phiền muộn, quan trọng hơn thư pháp còn thể hiện nét người. Tư Tồn nếu không thi đỗ cũng không thể cứ mãi ở nhà được, anh sẽ nhờ mẹ giúp cô trở thành giáo viên dạy Ngữ văn. Nét chữ đẹp chính là bộ mặt của người giáo viên.
Khi tờ giấy Tuyên Thành6 to rộng được trải trên bàn, Mặc Trì dạy cô viết chữ “Vĩnh” đầu tiên. Anh giảng giải cặn kẽ: “Chữ Vĩnh này gồm tám nét cơ bản trong chữ viết Trung Hoa, đó là: chấm, ngang, sổ, mác, gập, phẩy, hất, móc. Phép luyện chữ “Vĩnh” được gọi là “Vĩnh tự bát pháp”, em hiểu không?”.
6. là một loai giấy dùng để viết thư pháp.
“Em hiểu rồi”, Tư Tồn đứng bên cạnh bàn hồi hộp nắm lấy cây bút lông nhẹ đáp.
“Hiểu rồi thì em hãy viết một trăm lần theo chữ anh vừa viết đi”.
Tư Tồn thầm nghĩ, thế là những ngày thư thái nhàn nhã của mình hết thật rồi, Mặc Trì đã trở lại là một thầy giáo nghiêm khắc, cẩn thận, tỉ mỉ dạy cô viết thư pháp. Thái độ của Tư Tồn khi mới bắt đầu học không lấy gì làm nghiêm chỉnh cho lắm. Bảo cô luyện chữ “Vĩnh” bát pháp thì cô không muốn viết một trăm lần, cũng không phân tích nét bút, không nghiên cứu sự kết hợp các nét Thế nên chữ viết ra trông giống như đàn bướm bay lượn lộn xộn khiến