XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Câu Chuyện Ngày Xuân

Câu Chuyện Ngày Xuân

Tác giả: Vương Thiển

Ngày cập nhật: 03:00 22/12/2015

Lượt xem: 1342183

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2183 lượt.

xe ô tô cúi xuống soi gương. Chỉ thây phản chiếu trong đó một khuôn mặt trắng nõn nã với bộ râu mèo đang nhìn mình trân trân.
Tư Tồn mặt đỏ bừng lên vì xấu hổ, liền hét lên với Mặc Trì: “Là anh làm phải không? Anh cố ý đưa em ra ngoài để triển lãm, đúng không?” Vừa nói vừa đưa tay lên mặt hòng lau đi vết mực, nhưng càng lau càng không sạch, chỉ thấy mặt đỏ ửng hết lên.
Trần Ái Hoa không nhịn được cũng cười ồ lên, đến Thị trưởng Mặc ngồi ở trong xe cũng phải bật cười thành tiếng.
Hiếm có buổi tốì nào cả nhà được quây quần đông đủ bên mâm cơm như thế này. Thị trưởng Mặc cũng phấn chấn vì lâu lắm rồi mới thấy Mặc Trì vui vẻ như thế. Ông biết, đều nhờ công của Tư Tồn cả. Mặc Trì chẳng ngờ da mặt của Tư Tồn lại mịn màng và ăn màu đến vậy, đã dùng cả nước lạnh, nước nóng, xà phòng thơm, dầu gội đầu và xà phòng giặt mà không sao tẩy sạch được vết mực, lại còn khiến da mặt trông như sắp rách đến nơi. Lúc ăn cơm, Trần Ái Hoa cười nhẹ nói: “Chắc là phải mất mấy ngày đấy, con đừng cô" xóa nữa. Từ từ rồi sẽ hết thôi”. Trong khi đó, bộ dạng bối rối của Tư Tồn chỉ càng khiến cho Mặc Trì cười mãi không ngớt.
“Anh còn cười được nữa? Đều tại anh cả đấy”, Tư Tồn xấu hổ nói. Bỗng nhớ ra mình đang ngồi ăn cơm cùng vợ chồng Thị trưởng Mặc, cô ngượng ngùng không biết giấu mặt đi đâu, lại xen lẫn cả sợ hãi, cúi đầu chú tâm ăn uống.
Mặc Trì khẽ cười, nói: “Em đừng ngại. Lúc ở nhà họ là ba mẹ của chúng ta, không phải là lãnh đạo”.
Câu nói ấy của Mặc Trì khiến Tư Tồn ngại đến nỗi chỉ còn nước muốn độn thổ. Song, tiếng chuông điện thoại bỗng đâu vang lên kịp thời như thể giải cứu cho cô. Trần Ái Hoa mau mắn đi nghe điện thoại, trong khi Mặc Trì quay sang kể chuyện dạy Tư Tồn luyện viết thư pháp cho cha nghe, cô được Thị trưởng Mặc nhất mực cổ vũ. Ông còn dặn Mặc Trì: “Con cũng nên cố gắng luyện lại thư pháp đi, nếu bỏ phí thì thật đáng tiếc lắm”.
Trần Ái Hoa hình như nhận được tin gì đó rất vui, giọng nói có phần vút cao hơn bình thường, thậm chí lúc kết thúc cuộc gọi còn rối rít cảm ơn. Bà trở lại bàn ăn, mang theo nét mặt hồng hào phấn khởi, phấn chấn nói: “Điện thoại của lão Cao ở phòng giáo dục, kết quả thi đại học có rồi. Tịnh Nhiên nhà chúng ta đạt điểm cao nhất tỉnh.”
Lời vừa dứt bà đã quay người bước trở ra chỗ để điện thoại, nói vọng vào: “Tôi phải gọi cho chiến hữu của ông ở Nam Kinh, nhờ ông ấy nhắn Tịnh Nhiên mau chóng quay về thu xếp hành lí”.
“Bà quay lại đây đã nào”, thị trưởng Mặc lên tiếng ngăn cản, nhưng giọng nói xem ra đã tràn ngập niềm vui: “Vội gì chứ? Mấy ngày nữa Tịnh Nhiên về rồi. Kết quả chính thức còn chưa được công bố, công bô" rồi cũng phải ba tháng sau mới nhập học, vội vàng thu dọn đồ đạc làm gì?”
“Ôi, tôi vui quá nên hồ đồ mất rồi”, Trần Ái Hoa khẽ cười nói: “Tịnh Nhiên nhà ta đúng là rất có chí, bình thường đã xếp hạng nhất toàn trường, bây giờ lại đạt điểm thi cao nhất tỉnh nữa, trường Đại học Bắc Kinh đúng là không thành vấn đề”.
Mặc Trì đặt đũa xuống, hỏi mẹ: “Bác Cao có nói kết quả thi của Tư Tồn thế nào không ạ?”
Trần Ái Hoa thốt lên một tiếng “Ôi”, có lẽ bà vì Tịnh Nhiên mải vui mà quên cả việc hỏi điểm thi cho Tư Tồn.
Thị trường Mặc đỡ lời: “Kết quả mới có, chưa chắc đã kiểm tra ngay hết được. Để mấy hôm nữa rồi hỏi tiếp vậy”.
Tư Tồn nín lặng ăn cơm. Đã sớm biết mình thi không tốt, nhưng khi đặt cạnh một người ưu tú như Tịnh Nhiên, cô không tránh khỏi cảm thấy có chút chua xót trong lòng.
Mặc Trì nhìn bộ dạng như muốn khóc của Tư Tồn, bèn gắp cho cô một miếng thịt gà: “Nhà mình hôm nay có một nữ trạng nguyên, lại thêm một con mèo mướp nữa. Đúng là song hỉ lâm môn”.
Mùa xuân năm 1978, bầu không khí vui vẻ tràn ngập nhà họ Mặc. Tịnh Nhiên trở thành ngôi sao của thành phố. Mỗi ngày, họ hàng thân thích đều kéo đến chúc mừng nhiều không kể xiết. Lúc Tịnh Nhiên nhận được giấy gọi nhập học của khoa Kinh tế trường Đại học Bắc Kinh, Trần Ai Hoa mua ngay cho cô bộ ga trải giường, chậu rửa mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo, từ đầu đến chân đều mới tinh cả. Mấy túi đồ đều đã xếp hàng nằm chờ trong phòng, qua Tết sẽ theo cô chủ đến Bắc Kinh nhập học. Tư Tồn vẫn chưa biết điểm thi, có nhận được giấy gọi nhập học hay không chỉ còn cách chờ đợi mà thôi.
Khách khứa đến nhà như nêm, Mặc Trì vốn tính không ứa náo nhiệt, mỗi ngày đều ẩn mình trong thư phòng, tìm thú vui riêng qua việc đọc sách, luyện thư pháp. Tư Tồn nhờ phúc của Mặc Trì cũng được thư thái nhàn nhã. Đằng sau cánh cửa thư phòng đóng chặt, cả thế giới chỉ thuộc về riêng hai người bọn họ. Giữa bốn bề ba bức đều là những giá sách cao ngất, cuốn nào Tư Tồn cũng^thèm thuồng muốn đọc, nhưng Mặc Trì lại bắt cô phải luyện thư pháp, viết đủ mỗi chữ một trăm lần mới được tự do thích gì làm nấy. Chữ viết của Tư Tồn vì thế chẳng mấy mà tiến bộ rất nhanh, mỗi nét bút đều có thần có thái hơn. Niềm yêu thích với cây bút lông và giấy Tuyên Thành cũng chẳng biết tự bao giờ thấm vào trong Tư Tồn rất đỗi tự nhiên, khi viết cô hồ như quên bẵng tất cả mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung tinh thần vào từng con c