
Tác giả: Thẩm Thạch Khê
Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015
Lượt xem: 134332
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/332 lượt.
gậy có sức mê hoặc không thể chối từ. Bỏ qua bữa tối ngon lành này, ngộ nhỡ dưới chân dê non hoàn toàn chẳng có bẫy kẹp nào, chẳng phải sẽ là chuyện quá sức nực cười, là sai lầm quá lớn ư? Tình cảnh tiến thoái lưỡng nan ấy dẫn đến sự hình thành hết sức tự nhiên của một cục thế, đó là cần một con chó cảm tử tiến lên thăm dò thực hư.
Khi đó con chó rừng nhiều tuổi nhất, già yếu nhất trong đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư phải kể đến chó rừng mẹ Nhã Sảnh. Nhã Sảnh là vợ của chó đầu đàn Vương Nãi Mạc, bên nhau đã được hơn mười năm. Chó đầu đàn Nãi Mạc có lẽ xuất phát từ tình cảm thương sót đối với vợ, có lẽ cho rằng bản thân mình làm chó đầu đàn bảy tám năm nay đã xây dựng được uy quyền muốn gì được nấy, nên đã dám rời ánh mắt lựa chọn từ trên người Nhã Sảnh sang một con chó rừng đực già khác tên là Thốc Thốc. Mặc dù mắt Thốc Thốc đã toét nhoèn những dử vàng, giữa mũi và mồm cũng đầy nếp nhăn, nhưng nó rõ ràng vẫn trẻ hơn so với Nhã Sảnh.
Đến giờ Sách Đà vẫn còn nhớ rõ, khi ánh mắt nghiêm nghị của chó đầu đàn Nãi Mạc nhìn chằm chằm vào Thốc Thốc, đồng thời trên miệng phát ra tiếng hú “U...u...u” mang đầy tính bức bách, cả đàn chó rừng im lặng như một ngọn núi băng. Nãi Mạc một mình một ý, đi đến bên cạnh Thốc Thốc dùng đuôi xua, rồi dùng móng vuốt đánh đuổi, muốn ép Thốc Thốc tuân theo mệnh lệnh. Thốc Thốc thì đứng ì một chỗ phát ra những tiếng kêu nghẹn ngào oan ức.
Sách Đà khi đó vốn đã bất mãn, bởi Nãi Mạc già như vậy mà còn cứ chiếm mãi vị trí chó đầu đàn không chịu nhường ngôi, nó sớm đã muốn thay thế Nãi Mạc, chỉ khổ nỗi không tìm được cơ hội thích hợp. Một phần vì bất bình trước sự lựa chọn không công bằng, một phần vì muốn ngấm ngầm tranh giành địa vị, nó bèn hú lên một tràng “U...u...u”, dẫn đầu những tiếng kêu bất mãn khác. Gần như tất cả chó rừng đực trưởng thành đều học theo Sách Đà, hướng về phía chó đầu đàn Nãi Mạc phát tiết tâm trạng bất mãn dữ dội trong lòng.
Nãi Mạc không chịu tỉnh ngộ, nghiến răng nghiến lợi xông về phía Sách Đà, định dùng vũ lực để dẹp yên cảnh hỗn loạn này. Đàn chó rừng đều cảm thấy căm phẫn, dưới sự lãnh đạo của Sách Đà nhất tề xông lên, khiến cho chó đầu đàn Nãi Mạc phải vắt chân lên cổ mà chạy.
Chuyện này đã trở thành thời cơ chuyển ngôi trong đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư, Sách Đà bỗng chốc trở thành chó đầu đàn mới.
Dẫu có thế nào thì Sách Đà cũng không thể trở thành Nãi Mạc thứ hai được.
Nhìn con chó rừng La La Đuôi Ngắn đang tràn đầy dã tâm kia mà xem, trên môi nó nở một nụ cười mỉa mai và giễu cợt, vui mừng chờ đợi Sách Đà phạm phải sai lầm giống như chó đầu đàn Nãi Mạc. Những con chó rừng đực trưởng thành lòng dạ khó lường, muốn tranh đoạt ngôi vị đầu đàn không phải là ít.
Trong lòng Sách Đà chợt thấy hoảng sợ, vội vã rời mắt khỏi chó rừng đực già Đạt Man Hồng.
Năm
Sách Đà đành đưa ánh mắt nhìn về phía Hà Thổ một lần nữa. Hà Thổ co mình đằng sau cây xoan, đứng từ sau thân cây nâu khẳng khiu với cặp mắt lộ vẻ vừa hoang mang kinh hãi vừa phẫn uất thê lương. Ánh mắt của Sách Đà và Hà Thổ chạm vào nhau trong không khí, khiến Sách Đà phải hoa mày chóng mặt, tựa như linh hồn trượt chân rơi xuống từ trên vách đá cao trăm trượng, gây ra một cảm giác không trọng lượng đáng sợ. Ánh mắt nó trở nên mơ hồ và yếu đuối, không chịu nổi cái nhìn nặng trĩu vẻ ngóng trông của chó rừng mẹ, chỉ đành rời mắt qua chỗ khác.
Nó hiểu chó rừng mẹ Hà Thổ nuôi nó khôn lớn thực chẳng dễ dàng gì.
Chó rừng mẹ sinh ra ba con chó con, một con mới ra đời chưa được bao lâu đã bị ngã xuống hồ chết đuối, còn một con khác nuôi được nửa năm thì bị đại bàng từ trên trời sà xuống quắp đi. Chó rừng mẹ chỉ còn lại một mình nó là đứa con vàng ngọc, nó được hưởng trọn tình thương yêu của mẹ.
Trời lạnh, mưa rơi, chó rừng mẹ giữ nó trong lòng, dùng thân mình làm thành bức tường chắn gió, chiếc ô che mưa cho nó. Để nó được ăn uống đầy đủ, chó rừng mẹ cùng cả đàn săn được con mồi xong, chẳng thèm để ý đến thự tứ chia phần theo địa vị cấp bậc, cứ chen thẳng lên phía trước cướp đoạt phần thịt bụng trơn mềm bổ béo nhất về cho nó.
Hành động của chó rừng mẹ đương nhiên khiến lũ chó đực, chó cái có địa vị cao hơn phải tức giận, chó rừng mẹ phải chịu sự trừng phạt cũng là điều dễ hiểu; trên mông chó rừng mẹ có hai vết sẹo hình lưỡi liềm, chính là dấu vết lưu lại từ những lần tranh giành thức ăn.
Còn nhớ vào mùa đông đầu tiên sau khi Sách Đà chào đời, đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư gần năm ngày trời không tìm được thức ăn, bầu sữa của chó rừng mẹ chẳng chảy ra được một giọt sữa nào. Sách Đà còn nhỏ, không chịu được cơn đói đến mức ấy, suýt thì mất mạng. Chó rừng mẹ phải cọ mình trong tuyết, gù lưng như hình cung, đưa cái miệng sắc nhọn qua giữa hai chân sau, xé rách da thịt trên ngực mình, dùng từng giọt máu tươi mớm cho nó, Sách Đà mới không chết đói như những con chó rừng non khác trong đàn.
Làm sao Sách Đà có thể nhẫn tâm chọn chó rừng mẹ luôn yêu thương nó, chịu bao khổ sở nuôi nó khôn lớn đi làm chó cảm tử, đẩy chó rừng mẹ vào nơi nước sôi lửa bỏng, phó mặc cho tử thần được?
Ánh mắt nó