
Tác giả: Hoa Minh
Ngày cập nhật: 04:04 22/12/2015
Lượt xem: 134894
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/894 lượt.
ôi vẫn còn thấy rõ dấu răng của hắn.
Tôi cũng không phụ kỳ vọng của hắn, lúc nào cũng ghi nhớ hắn trong lòng. Mỗi khi ăn móng giò nhàn nhã, lại lấy khối ngọc hắn từng tặng cho tôi ra xem, sau đó thêu một chiếc túi hương nhỏ, nghiến răng nghiến lợi oán hận đưa cho hắn.
Tôi còn nhớ rõ hắn không quên như thế, cũng không phải là vì vết cắn của hắn, mà là yêu nghiệt như hắn đã để lại cho tôi một hồi ức nghĩ mà kinh, mỗi khi nhớ lại đều làm tôi thấy rất giận.
Nếu nói đến thì phải nói ông ngoại của tôi trước.
Ông ngoại của tôi là một người tuyệt vời, cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng nói một câu duy nhất là: “Ông ngoại của con mặc dù không ở trong giang hồ nhưng trong giang hồ lúc nào cũng nhắc đến ông ngoại của con như một truyền thuyết.”
Tôi chấp nhận điều đó đúng.
Ông ngoại của tôi họ Triển tên Dương, chính là Cốc chủ Dược Sư cốc danh chấn thiên hạ, Triển thần y. Thần đến nỗi cho dù có chuyện gì xảy ra, ông cũng chỉ quẳng ra một câu “Không có bệnh nào ông ngoại con không trị được, trừ khi cái bệnh đấy ông ngoại con trị không được.”
Tôi cũng chấp nhận chuyện đó.
Tôi đã từng hỏi ông ngoại làm thế nào để luyện thành thần y, lời nói của ông ngoại tôi vẫn còn thấm thía không quên “Có dũng khí cứu ngựa chết thành ngựa sống.”
Nói xong thì thần thần bí bí dặn dò tôi “Đừng nói với người ngoài, đừng nói với người ngoài.”
Nhưng khi tôi thấy Vân Châu lần đầu tiên thì không kìm được đã nói với hắn.
Thân thể của tôi vốn cũng không khoẻ lắm, mẫu thân của tôi đã sớm ra đi, phụ thân của tôi thì luôn ở trên triều, vì thế tôi liền đi theo ông ngoại ở Dược Sư cốc. Vân Châu đến Dược sư Cốc năm đó tôi không nhớ rõ lắm, không nhớ cụ thể là năm nào, ngày nào, chỉ nhớ được lúc ấy trong cốc hoa đào nở rộ, hồng rực làm mắt tôi chói quá.
Nhớ rõ ngày đó trong tiết trời ấm áp, tháng ba mùa hạ Dương Châu, ngày đẹp, tôi xem lịch mây tre, viết ngày hoàng đạo, thích hợp hôn nhân, nhận rể, động thổ, tắm rửa.
Vì thế tôi vui mừng hái thuốc trong vườn bỏ vào ôn tuyền (suối nước nóng). Ôn tuyền ở ngay trong rừng cây, bên suối có vài cây liễu to, liễu rủ xuống mặt nước, quệt vào mặt chỉ nhìn thấy một màu xanh của lá, tôi cứ như vậy tắm, tắm, tắm rồi lại tắm và ngủ.
Khi tỉnh lại thì trời đã về chiều, gió đêm thổi liễu phất phơ, mặt trời đang khuất dần sau núi. Một tiểu công tử mặc cẩm phục ngồi trên cây liễu, mặt mũi rất tự nhiên nhìn tôi. Khuôn mặt ước chừng khoảng 11, 12 tuổi.
Tôi đờ đẫn.
Hắn lại nhìn tôi nhếch miệng cười.
Khi cười mang ba phần rực rỡ, bảy phần tuổi trẻ phong lưu, coi như thoáng một cái ngàn vạn cánh hoa rơi xuống không những làm mắt tôi đau mà còn làm trái tim của tôi bị thương nữa.
Tôi nhìn hắn thương xót nói: “Quả nhiên là bệnh không nhẹ, lúc này chỉ có thể làm ngựa chết sống lại thôi.”
Ông ngoại của tôi từng nói, rình coi là một loại bệnh. Tự nhiên đi rình người khác tắm cũng là một loại bệnh. Nhưng có thể rình coi đến cảnh giới như thế mà mặt mày không đổi, tim không loạn, có vẻ hào phóng và bình tĩnh như thế thì chỉ sợ là bệnh nguy kịch lắm rồi.
Làm cháu ngoại của thần y tôi đây cảm thấy thật bi thương.
Tiểu công tử kia cũng không tiếp thu được ý tứ của tôi vừa nói là thể hiện sự bi thương, lại tiếp tục nở nụ cười, sau đó nâng tay lên chỉ chỉ phía sau lưng của tôi.
Tôi vừa quay đầu lại, rùng mình, con mẹ nó cái ngày hoàng đạo chứ, xiêm y cùng giầy của bản cô nương cháu ngoại thần y đang bị một con điêu cắp trong miệng theo gió bay bay trông rất đẹp mắt.
Con bạch điêu kia bay lượn giữa không trung vài vòng, sau đó thích thú bay vào trong mây biến mất không thấy.
Tôi lại vì thế mà đờ đẫn.
Mãi một lúc sau tôi mới phục hồi tinh thần, nhìn người ngồi trên cây vui sướng khi thấy người gặp họa, hỏi: “Con bạch điêu này ở đâu đến vậy?”
“Ta mang đến.” Hắn thản nhiên đáp.
Quả nhiên, quả nhiên là thế. Vì vậy cháu ngoại của thần y ta đây nổi giận rồi.
Nhưng lúc đó tôi chẳng qua cũng chỉ là một cô bé 9 tuổi mà thôi, nổi giận lên chỉ có một kiểu đó là oà khóc.
Tôi khóc khàn cả giọng, khóc đến kinh động trời đất, khóc đến nỗi làm bọn quạ đen trong cốc bay tán loạn.
Bé trai trên cây kia bỗng hoảng loạn từ trên cây nhảy xuống la lên: “Bánh bao nhỏ, muội đừng khóc, đừng khóc.”
Bánh bao, bánh bao . Tiếng khóc của tôi lúc đó chỉ quàng quạc như vịt, nổi giận đùng đùng chỉ vào hắn “Tôi không gọi là bánh bao nhỏ.”
Hắn buồn cười quá, đưa tay ra sờ vào hai búi tóc của tôi, nói “Muội búi thành hai cái bánh bao trên đầu, không phải bánh bao nhỏ thì là gì?”
Tôi giận quá trừng mắt nhìn hắn, cảm thấy đau lòng vì cái bánh bao trên đầu làm hỏng mất hình tượng cháu ngoại của thần y, thế nên lại ngoác to cái mồm tiếp tục gào lên.
Hắn lao đến chỗ tôi: “Đừng khóc nữa, tắm lâu trong ôn tuyền không tốt đâu, muội đã tắm rất lâu rồi, nếu không lên ngay bây giờ thì chốc lát chân nhũn ra đó.”
Tôi chết đứng trong nước. Hắn lại tiếp tục hô to gọi nhỏ với tôi.
Cháu ngoại của thần y tôi đây không nhịn được nữa rồi, cuối cùng bùng nổ, khóc lóc thảm thiết: “Anh là