
Tác giả: Kỷ Viện Viện
Ngày cập nhật: 04:09 22/12/2015
Lượt xem: 1341401
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1401 lượt.
dạy tôi đạo lý để mình không phải chịu khổ.
Tôi nói cho anh hay, từ trước tới giờ tôi luôn vất vả như vậy, tôi sống thế quen rồi. Không có xe, tôi đi tàu điện ngầm, tàu điện ngầm ngừng phục vụ tôi tự đi bộ về. Trước nay tôi chưa từng lợi dụng ai, tôi cũng không cần người khác cứu giúp. Đừng có cười khi nói chuyện với tôi. Tôi cũng không nhận tấm lòng của anh đâu. Tạm biệt”.
Tôi bước đi thẳng.
Tôi đi chuyến tàu điện ngầm cuối cùng về nhà, người đi tàu rất đông. Tôi có cảm giác chật chội, bức bối.
Nhưng cũng có sao đâu, bởi tôi can tâm tình nguyện mà. Đây là cuộc sống mà tôi phải sống.
Bốn giờ năm mươi, tôi nhận được điện thoại từ phòng Phiên dịch cao cấp, họ thông báo cho tôi ngày mai tới phòng tư liệu báo cáo trình diện.
Tôi nhớ lại những lời Trình Gia Dương nói lúc trước: “Em không muốn làm phiên dịch nữa phải không? Thế thì tốt quá rồi, danh sách phòng Phiên dịch cao cấp cũng đang khó chọn. Nói chung em không cần làm ở đó, anh sẽ tìm một chỗ khác cho em”.
Hiệu suất làm việc cùa anh ấy quả thật rất cao, tôi đã bị đẩy tới phòng Tư liệu hay còn gọi là phòng nghỉ hưu, nghỉ hưu non, phòng sinh đẻ có kế hoạch.
Tôi cho vào nồi hai ống gạo, vừa vo gạo vừa nhìn vào gương rồi ra lệnh cho mình: “Cười, cười, cười đi”.
Tối hôm đó, tôi đã ăn rất nhiều.
Chị Đặng thắc mắc: “Sao hôm nay “sức chiến đấu” của em lại mạnh mẽ vậy?”
“Em hết ngày phép rồi, ngày mai phải đi làm, không đi nước ngoài nữa. Họ sắp xếp em vào phòng Tư liệu”.
“Chẳng phải tốt quá sao? Chị đã nói với em rồi mà, đột nhiên em lại muốn đi Châu Phi làm gì chứ?”
“Đúng vậy, em không đi Châu Phi nữa, nhưng em sẽ nghỉ hưu non”.
“Không vui à?”
“Vui không kể xiết ấy chứ!”
Chị đặt tay lên vai tôi: “Gần đây em gặp phải rất nhiều chuyện đúng không Phi Phi? Nếu muốn khóc em hãy khóc thật thoải mái. Đừng cố chịu đựng, sẽ rất khó chịu đấy”.
Tôi liền nói: “Chị mau ăn canh đi, kẻo lại nguội mất”.
Chị ấy lắc đầu, thở dài, uống một ngụm canh rồi nói: “Thật sự không tồi chút nào!”.
Miệng tôi lúng búng cơm nhưng tôi vẫn nói với chị: “Chị cứ nói như vậy khiến em cảm thấy mình thật sự có chút vấn đề”.
“Cái gì cơ?”
“Ngoài việc ngáp ra, từ trước tới giờ em chưa bao giờ khóc”.
Tôi đi làm, phòng Tư liệu ở mé phía tây tòa nhà của Bộ Ngoại giao. Trong phòng, ngoài tôi ra còn có một phiên dịch tiếng anh già lụ khụ phụ trách quản lí tư liệu đã rút khỏi vị trí phiên dịch nhiều năm nay và đang chờ về hưu .
Tôi rất vui bởi hàng ngày ngoài việc chỉnh lý các tin tức trên mạng cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng ra, hầu như tôi không còn việc gì nữa.
Còn có một người thường xuyên lui tới đây nữa, đó là kĩ sư trẻ Tiểu Triệu- người chuyên phụ trách sữa chữa, bảo dưỡng hệ thống mạng. Anh chàng này nói năng chẳng nể nang ai cả, lần đầu gặp tôi đã hỏi: “Này, sao em còn trẻ thế mà đã bị điều tới phòng này rồi?”
“Em rất vui mà”. Tôi đáp lại.
Có điều mọi công việc đều có cái hay của nó. Nhưng tư liệu tiếng Pháp ở đây rất đầy đủ, mới có , cũ có, tôi xem mãi không hết, mệt rồi lại có thể tùy ý lên mạng tiêu khiển.
Tôi cảm thấy rất thoải mái.
Một hôm, khi đọc báo cũ, tôi thấy tin vụ nổ tại ga Lyon ở Paris vào tháng Tư, trong đó có đoạn, hiến binh ZuZu Ferrandi đã hi sinh anh dũng để bảo vệ cho hành khách.
Lúc này, tôi đang nằm bò trên bàn kê dưới cửa sổ, ánh nắng cuối thu chiếu qua cửa kính phủ lên người tôi giống như vòng tay ấm áp. Tôi giơ tay lên, trên đó là dấu ấn ZuZu để lại.
“Anh có khỏe không?” tôi hỏi, “Chị gái anh nói, thượng đế gọi anh vì có việc cần anh làm, lúc này anh sống thế nào?”
“Bây giờ em rất khỏe, có công việc ổn định, nhưng đôi khi em cảm thấy rất cô đơn, nếu anh rảnh rỗi thì nhớ tới thăm em nhé”.
Tôi nghe thấy tiếng ho, vội ngoảnh ra nhìn thì phát hiện trình Gia Dương đang đứng bên giá sách.
Kiều Phi
Bác sĩ đã tháo đai cố định tay cho anh.
Tôi đứng dậy hỏi: “Anh có việc gì không?”
“Có”. Anh đáp, “Em tìm giúp anh bản tin trên báo Thế giới về tình hình Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sử dụng quân sự đối với liên minh phía nam”.
Không hiểu đây là tin tức từ thời đại nào nữa, tôi mở máy tính tìm.
“Có mặt”
Chị phụ trách đưa mắt nhìn tôi lúc đó đang ngồi cạnh cửa sổ, chậm rãi phân công: “Hội nghị buổi thứ hai, ngày 15/11, em có mặt. Buổi sáng chín giờ mười lăm phút tới mười một giờ, buổi chiều từ 14 giờ 15 phút tới 16 giờ, làm phiên dịch cabin tiếng Pháp”.
Chị ấy nói xong mà tôi vẫn đứng ngây ra. Phải một lúc sau mới bình thường trở lại. Đây là cơ hội làm việc thế nào nhỉ? Quá tốt rồi, đúng là khổ tận cam lai, Kiều Phi mày có cơ đổi đời rồi.
Tôi nhìn thấy những ánh mắt đố kỵ của các đồng nghiệp đang chĩa vào mình, vội vàng giấu nụ cười mãn nguyện đi. Chắc giờ đây họ đang mong tôi phạm sai lầm. Cứ chờ đấy mà xem, tôi sẽ chuẩn bị tốt, sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, cứ chờ đấy mà xem.
Phân công xong, chị phụ trách tuyên bố kết thúc cuộc họp. Chị ấy gọi tôi lại và đưa rất nh