Polaroid

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Tà Áo Học Sinh

Tà Áo Học Sinh

Tác giả: Nhiêu Tuyết Mạn

Ngày cập nhật: 02:54 22/12/2015

Lượt xem: 134970

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/970 lượt.

à Y Lam kịp thời đến đỡ cô.
“Ông không được đánh người!” Y Lam nói.
“Đúng rồi, anh không, không được đánh người!” Diệp My vừa giơ tay lên che mặt, nhưng lại vừa cười. Cô quả thực đã uống nhiều quá rồi, một cái bạt tai mà vẫn chưa tát cho cô tỉnh lại được.
“Chúng ta đi, đi thôi!” Y Lam cố sức kéo cô ấy ra ngoài, kéo đến cửa, lại quay người lại, giật lấy mảnh giấy từ trong tay người đàn ông đó rồi mới đưa Diệp My say không còn biết trời đất là gì đi vào cầu thang máy xuống tầng 1, rồi rời khỏi tòa lầu.
Đêm thu trời mát lạnh. Diệp My đứng vững dưới bầu trời đêm bao la đầy sao, lấy tay chỉ vào tòa lầu cao ngất đó, rồi lại gõ mạnh vào ngực mình, nói với Y Lam: “Chỗ đó là nhà của tôi, căn hộ đó do tôi mua đấy chứ.”
“Ồ.” Y Lam đáp lời.
“Anh ta là kẻ vô lương tâm. Khi anh ta mới bắt đầu lăn lộn vào làng giải trí Bắc Kinh, anh ta chẳng là cái quái gì cả, nếu chẳng phải nhờ tôi…” Diệp My nói, nỗi bi thương trong lòng trào lên, cô vào lề đường nôn thốc nôn tháo. Y Lam vội lấy giấy ăn lau cho cô. Rồi đột nhiên Y Lam nhìn thấy giọt nước mắt chảy ra từ mắt Diệp My. Sợ bị người khác nhìn thấy, Y Lam vội vàng đội chiếc mũ lên cho cô ta, và lục tìm được đôi kính râm trong túi Diệp My đeo vào cho cô. Sau đó nhẹ nhàng nói: “Chúng ta về nhà đã.”
“Được.” Diệp My ngoan ngoãn gật đầu.
Ban đêm mà có người đeo kính râm bắt taxi, nên anh tài xế hiếu kỳ nhìn bọn họ kỹ hơn. Y Lam đưa tờ giấy cho anh tài, bảo anh cho xe chạy. Diệp My sau khi nôn ra được đã tỉnh táo hơn nhiều, giọng nói cũng rõ ràng hơn, nói với Y Lam: “Cảm ơn cô nhé!”
“Không có gì.” Y Lam thoáng nhìn quanh căn nhà khang trang của Diệp My, định đi khỏi đó.
“Này!” Diệp My gọi giật cô lại, rút trong túi xách một tập tiền và nói với cô: “Cảm ơn cô đã đưa tôi về nhà, việc ngày hôm nay, đừng đi nói linh tinh đấy.”
“Chị yên tâm đi.” Y Lam không nhận tiền, mà lại nói, “Chị nghỉ sớm đi, tôi đi đây.”
“Cầm lấy đi!” Diệp My giơ tiền ra.
Y Lam quay người bước đi.
“Này, ở đây khó bắt xe lắm!” Diệp My gọi giật lại nói, “Đợi tôi một lát, tôi thay quần áo, tắm qua một tí, sau đó sẽ lái xe đưa cô về. Xe tôi để ngay trong gara thôi.”
Nhà Diệp My đúng là rất rộng rãi, bày biện cũng rất hợp thời trang, nhưng lại thể hiện rõ sự tĩnh mịch cô đơn vắng vẻ không có hơi người. Nhìn Diệp My bước vào phòng vệ sinh, Y Lam nghĩ một lát rồi tháo chiếc vòng tay ra, đặt trên bàn uống nước rồi quay người bước đi.
Y Lam không hề hy vọng nhờ chiếc vòng tay để Diệp My nhớ lại mình, cuộc sống của người nổi tiếng phong phú đầy sắc màu như vậy, bất luận ở đâu, lúc nào, niềm vui và nỗi bi thương của Diệp My chắc chắn chẳng liên quan gì đến cô bé Tiểu Tam Nhi ở Thanh Mộc Hà. Y Lam biết, cô đã sớm bị xóa khỏi bộ nhớ của Diệp My. Hôm nay, đối với Diệp My, cô chẳng qua chỉ là một cô nhân viên phục vụ quán bar thích bám đuôi người nổi tiếng mà thôi. Sau cuộc gặp ngẫu nhiên ngày hôm nay, chắc họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nữa.
Lúc ra khỏi cửa, Y Lam nhìn lại chiếc vòng tay một lần cuối. Dù rằng chiếc vòng này đã ở bên Y Lam suốt tận mười năm, nhưng Y Lam biết, nó chưa bao giờ thuộc về cô. Nó từ đâu đến và trở về đâu, tất cả đều là bụi trần, tất cả đều là số phận.






Đứng bên xích đu
“Sao giờ cô mới đến? không muốn gặp tôi thì có thể không đến cơ mà.” Cô Chương đứng bên cửa sổ của khách sạn, khuôn mặt lạnh tanh không chút biểu lộ cảm xúc, nói giọng lạnh lùng.
“Con phải đi học, đến tận bây giờ mới có thời gian.” Trước khi đến, Y Lam đã lường trước được điều này, nhưng cô vẫn nhẫn nại giải thích.
“Tôi tìm cô đến là có chút việc.” Cô Chương bước đến bên giường, mở túi ra, rút ra một tệp tiền, nói: “Số tiền này là cô gửi về, sau này cũng đừng gửi về nữa, tôi chẳng dùng đến. Hơn nữa, tôi nói cho cô biết, chút tiền này đâu có thể trả được những thứ cô đã nợ tôi.”
“Ta đi thôi, đến giờ rồi đấy ạ.” Y Lam không để ý đến lời cô Chương vừa nói, “Tiểu Lạc đã hẹn với bác sĩ rồi, chúng ta phải đi thôi. Nghe nói vị bác sĩ này bận lắm.”
“Nếu mẹ không chê thì có thề đến nhà khách của trường con.” Y Lam nói.
“Gì mà nhà khách! Đã không thông thạo đường sá nơi này mà còn không ở một nơi kha khá một tí thì bị người ta đem bán đi lúc nào cũng chẳng biết ấy chứ!”
Y Lam lặng lẽ chịu đựng cơn thịnh nộ vô cớ ấy, và cùng cô Chương đi khỏi bệnh viện.
Đã bắt được taxi, bỗng cô ấy lại nói: “Đi bộ thôi, tôi không muốn ngồi xe.”
“Phải đi xe thôi mẹ ạ.” Y Lam nói, “Con đưa mẹ về trước, tối nay con phải đi dạy gia sư.”
“Bắt taxi mất bao nhiêu tiền? Cô đi dạy gia sư được bao nhiêu tiền? Cô có biết tính hay không đấy?” Cô Chương lại nổi nóng, ngang ngạnh nói, “Cô muốn gọi taxi thì cứ gọi, dù sao tôi cũng sẽ ngồi xe bus!”
“Nếu con đến muộn, e sẽ mất công việc này mất.” Y Lam nói.
“Cô không cần phải lo, còn đầy học sinh muốn tôi dạy cho chúng nữa kia.” Giọng cô đầy vẻ châm biếm, nói: “Tôi có đem theo tiền, số tiền này, tôi có thể tự trả được.”
Thế là hai mẹ con cứ giằng co mãi như vậy. Khi Y Lam