
Tác giả: Trương Tiểu Nhàn
Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015
Lượt xem: 134631
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/631 lượt.
và xã hội.
Tại sao chúng ta không thể chấp nhận khi người khác có được một tư chất cao quý, mà cứ phải tìm một số lý do không cao quý cho tính cách trời định của họ? Con người không phải lúc nào cũng có động cơ để làm một việc gì đó, nhiều khi, chúng ta sẽ đợi đến lúc mọi chuyện đã an bài mới đưa ra một lời chú nghĩa hoặc giải thích cho những gì mình đã làm, cho rằng khi đó mình làm như vậy là vì nguyên nhân đó.
Mọi chuyện thật sự đều có nguyên nhân của nó?
Anh ấy yêu bạn như vậy, bạn đã là người thắng cuộc rồi. Vậy thắng đến mức độ ấy vẫn chưa thỏa mãn hay sao? Nếu muốn thắng đến mức cuối cùng, bạn chỉ có thể đánh mất anh ấy mà thôi.
Có những người phụ nữ rất tham lam, khi nhận được tình yêu từ một người đàn ông, cô ấy bèn cảm thấy mình có thể khống chế anh ấy. Anh ấy kết bạn với ai, hằng ngày gặp mặt những ai, tài khoản ngân hàng có bao nhiêu tiền, trong lòng đang suy nghĩ điều gì, cô ấy đều muốn hỏi cho ra nhẽ. Anh ấy quá hiếu thuận với cha mẹ, đối xử quá tốt với vợ cũ và con gái riêng, cô ấy cũng không vui. Cô ấy đã nhận được một tình yêu thương có giá trị nhất, vậy cô ấy còn muốn thắng đến mức độ nào? Lẽ nào muốn thắng đến mức độ khiến cho người ta chán ghét mình?
Thắng đến mức khiến cho đối phương phải tâm phục khẩu phục, đó mới là cảnh giới cao nhất của thắng cuộc.
Tình nhân vô thoại
Những cặp tình nhân thường có nhiều những lời tình tứ nhất, nhiều những lời sến sẩm nhất, nhiều những lời vô nghĩa nhất, và cũng có nhiều những lời thừa thãi cùng những khoảng lặng nhức nhối nhất.
Không còn những lời tình tứ và những lời sến sẩm mà chỉ có những ai trong cuộc mới không cảm thấy như vậy, đó sẽ chẳng thể ghép thành hai chữ tình nhân, và cũng chẳng thể biến hai người thành một cặp đôi ngọt ngào.
Khi hai người thường ở bên cạnh nhau, tự khắc sẽ nói rất nhiều những lời vô vị. Hạnh phúc là khi có người cùng vô vị với bạn, và đáng quý hơn là hai người đều chẳng cảm thấy như vậy là vô vị. Nếu không có những sự vô vị như thế, cũng sẽ chẳng thể tạo thành những cặp tình nhân tâm đầu ý hợp.
Tôi từng quen một cô gái có vẻ ngoài rất xinh đẹp, cô đã từng trải qua rất nhiều mối tình đáng nhớ, còn trắc trở tréo ngoe hơn cả tiểu thuyết hay phim ảnh. Năm đó khi chúng tôi gặp mặt, bên cạnh cô ấy không có ai cả, khi kể cho tôi nghe về những mối tình đau thương trong quá khứ, cô ấy đột nhiên nói:
“Mình rất muốn tìm một người đàn ông, rồi hai đứa cùng làm những chuyện vô vị tột đỉnh, ví dụ như đi dọc bờ biển nhặt vỏ sò, hoặc nhặt một đống ngao về nấu ăn.”
Có lẽ sau khi nghe xong, bạn sẽ nói rằng: “Nhặt vỏ sò hay ngao bên bờ biển cũng khá thú vị đấy chứ.”
Vậy cần phải xem xem bạn bao nhiêu tuổi rồi. Ở độ tuổi của cô ấy, và so với những trải nghiệm mà cô ấy đã gặp phải trong cuộc đời, những việc như vậy là rất vô vị rồi.
Vậy nhưng, khi đánh mất rồi, điều mà chúng ta hoài niệm lại thường bao gồm cả những điều tưởng chừng rất vô vị kia. Chỉ thế mới khiến bạn tin tưởng rằng mình đã từng có những ngày tháng sống cùng người ấy.
Còn về những lời vô nghĩa, chẳng phải chúng ta đều đã từng nói ra?
Nửa đêm gọi điện thoại chỉ để nghe giọng nói của anh ấy, câu đầu tiên là: “Anh vẫn đang ở nhà à?” hoặc “Anh không đi đâu sao?” “Hóa ra là anh vẫn đang ở nhà ạ?” tất nhiên là anh ấy đang ở nhà, nếu không làm sao có thể trả lời điện thoại của bạn? Đó rõ ràng là số điện thoại bàn nhà anh ấy, anh ấy còn có thể ở đâu khác cơ chứ?
Thế rồi bạn lại nói một cách khôi hài: “Là em đây.”
Chẳng lẽ anh ấy còn không nhận ra giọng bạn sao?
Đêm dài tăm tối, trằn trọc với những dòng suy tư mặc tưởng, cuối cùng nhấc điện thoại gọi cho anh ấy, kết quả vẫn chỉ có thể dùng những lời vô nghĩa quen thuộc để mở màn cho cuộc trò chuyện giữa hai người. Có ai muốn thốt ra những lời vô nghĩa kia chứ? Chỉ là chẳng biết nên nói gì, cũng chẳng thể nói thẳng ra rằng: “Em chỉ muốn nghe thấy giọng nói của anh.” “Em rất nhớ anh.” “Có phải anh sẽ chẳng nhớ đến em nữa?” Có những lời sao quá mong manh, có những lời khi vừa thốt ra, nước mắt đã chực tuôn trào.
Nhiều nhất, có lẽ vẫn là những khoảng lặng trầm mặc treo giữa hai đầu diện thoại. Một cuộc tình khi đứng bên bờ vực tan vỡ, hai người chẳng còn có thể tìm ra chủ đề gì để nói, những lời muốn nói không thể thốt lên, cũng không chịu nói ra, chỉ có một sự im lặng nhức nhối. Dù có gặp mặt, cũng chỉ là một sự trống rỗng vô thoại đến nghẹt thở.
Hai người đã từng có những câu tình tứ, những lời sến sẩm và vô vị, tại sao đến cuối cùng lại trở thành hai người im lặng nhìn nhau?
Không phải tình yêu nào rồi cũng hóa thành tình cảm sâu sắc, nhưng tình cảm sâu sắc lại không trở thành thân thuộc, mà biến thành hoang lạnh.
Người Tình Cũ Và Người Già
Trưởng thành và già đi hàm chứa ý nghĩa gì? Phải chăng con người ta sau khi mất đi từng chút tuổi xuân, cuối cùng mới nghiệm ra rằng tính cách chẳng thể nào thay đổi hoàn toàn được, chỉ có thời gian và những những sự giao ngộ mới có thể thay đổi cách