
Tác giả: Thi Định Nhu
Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015
Lượt xem: 134701
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/701 lượt.
”
Anh hít một hơi thật sâu, lắc đầu: “Không có.”
Thái Hồng nhìn bàn tay mình: “Hình như cô Quan đã kể cho anh nghe rất nhiều chuyện về tôi rồi?”
“Chúng tôi đã đứng bên ngoài để đợi cô tỉnh dậy.”
Thái Hồng vẫn không bằng lòng, nói: “Nhưng tôi thì hoàn toàn không biết chuyện của anh, liệu có công bằng không?”
Anh bất đắc dĩ nói: “Không công bằng.”
Sau đó, anh rút một tờ giấy từ xấp giấy tờ trên bàn: “Hy vọng cái này sẽ giúp cô cảm thấy công bằng hơn một chút!”
Cô cầm lấy xem, không nén được mỉm cười.
Đó là bản lý lịch của anh.
“Hóa ra thầy Quý và cô Quan học cùng trường.” Ngồi trên taxi, tay cầm bản lý lịch của Quý Hoàng, Thái Hồng cảm thấy hơi xấu hổ. Cô tưởng bản thân mình đã đủ giỏi rồi, chí ít trước giờ luôn nhận được sự ưu ái đặc biệt của thầy cô, nếu không thì cô cũng chẳng có tên trong danh sách những người hiếm hoi được giữ lại trường. Thế mà một loạt các loại học bổng và hàng dài danh sách những bài luận văn đã phát biểu trong đây không khỏi khiến cô cảm thấy giang hồ bão táp, núi cao còn có núi cao hơn.
Quý Hoàng và Quan Diệp đều tốt nghiệp trường Đại học S, ngôi trường trăm năm tuổi với bề dày truyền thống lâu đời, từ lâu đã nổi tiếng mạnh nhất về khoa Văn. Khoa Văn trường F đứng thứ nhì toàn quốc, những năm gần đây tiến bộ vượt bậc và có dấu hiệu ngang sức ngang tài với trường S.
“Nói cụ thể thì tôi là sư đệ của cô Quan”, Quý Hoàng nói. “Tuy khi tôi vào học thì cô ấy đã tốt nghiệp nhiều năm rồi. Năm ngoái, trong lễ mừng thọ sáu mươi tuổi của thầy hướng dẫn, tôi có gặp cô ấy ở Bắc Kinh.”
Thái Hồng tròn xoe mắt: “Anh cũng là học trò của Tô Thiếu Bạch?”
Khi nói đến nghiên cứu lý luận văn chương, không ai không biết đến Tô Thiếu Bạch, bảo vật của khoa Văn – trường Đại học S, người có quyền uy nhất trong giới lý luận văn nghệ. Lúc thi cao học, Hà Thái Hồng còn đọc qua cuốn sách chuyên ngành Tự sự học của ông. Nhưng nghe nói ông là người cương trực, tính khí cao ngạo, đối với học trò kén cá chọn canh… nên không được lòng người lắm. Những người hướng dẫn tiến sĩ tương đương tuổi ông từ khi có tư cách hướng dẫn đến lúc nghỉ hưu ít nhất cũng hướng dẫn được hai mươi mấy học trò, nhưng đến nay, số học trò của Tô Thiếu Bạch chỉ có ba người tốt nghiệp tiến sĩ.
“Thế thì trong lễ tốt nghiệp, anh có cười không?”
Câu trả lời lần này rất chắc chắn: “Không.”
“Tại sao? Anh không vui khi tốt nghiệp ư?”
“Vui thì nhất định phải cười sao?”
“Nếu không cười thì ai biết được anh vui hay không chứ?”
Anh xoay đầu qua nhìn cô, chậm rãi đáp: “Tôi vui hay không, không cần người khác biết.”
“Thầy Quý, năm nay có một từ rất thịnh hành, đó là “ra vẻ ngầu”.” Cô không kiềm chế được, bật cười, cười nửa buổi mà Quý Hoàng chẳng thèm cười lấy một cái, đành cúi xuống nhìn chân mình.
Lúc này di động của cô bỗng đổ chuông, Thái Hồng đưa mắt nhìn màn hình: “Hi! Đông Lâm.”
“…”
“Em vẫn ổn.”
“…”
“Em… đang ở trường. Hôm nay có cuộc họp.”
“…”
“Đừng đến đón em! Kết thúc cuộc họp, thầy cô trong khoa mời đi ăn. Anh biết đó, em là ma mới, đâu dám không đi, chắc sẽ về muộn.”
“…”
“Cũng không biết mấy giờ mới về. Nói là ăn cơm xong sẽ đánh bài, đánh suốt đêm luôn cũng nên.”
“…”
“Yên tâm đi, đồng nghiệp có xe, nếu muộn sẽ đưa em về.”
“…”
“Ngày mai? Ngày mai… không rảnh. Anh cũng biết đó, sắp phải làm luận án tiến sĩ, em đăng ký lớp tiếng Anh buổi tối rồi.”
“…”
“Không đâu, tiếng Anh của em tệ lắm. CET-6 sao đủ?”
“…”
“Vậy đi, khi nào rảnh em nhất định sẽ gọi cho anh, được không?”
“…”
“Tạm biệt.”
Thái Hồng cúp máy, bất giác đưa tay lau mồ hôi. Ngoảnh đầu qua nhìn Quý Hoàng, mặt anh không chút biểu cảm.
Cô nhún vai: “Là một người bạn của tôi. Tôi không muốn anh ấy thấy bộ dạng mình hiện giờ.”
“Cô Hà, năm nay có một từ rất thịnh hành, đó là “ra vẻ ngầu”.”
Cô ngẩng mặt, cau mày: “Này, thầy không được trêu chọc tôi.”
“Hả?”
“Đừng quên là tính theo vai vế thì thầy là trưởng bối của tôi đó.”
“Thật sao?”
“Thầy là sư đệ của Quan Diệp, tôi là học trò của Quan Diệp, cho nên, thầy là sư thúc của tôi.”
Quý Hoàng mấp máy môi, rồi im lặng.
Giao thông dưới cầu vượt rất phức tạp, taxi chỉ có thể dừng ở bên kia đường, nhưng Quý Hoàng lại một mực đòi đưa Thái Hồng qua đường.
“Trời ơi, thầy Quý, thực sự không cần đâu. Nhà tôi ở ngay phía đối diện, tôi có thể tự sang đường được. Cảm ơn thầy đã đưa tôi về.”
“Nhớ là thấy đèn xanh rồi mới được qua đường đấy.”
“Tôi qua đường không bao giờ nhìn đèn.”
“Tại sao? Cô không sợ chết ư?”
“Thầy có biết không? Đối với con người, gông cùm lớn nhất không phải chủ nghĩa phụ quyền, cũng chẳng phải chế độ chính trị độc tài, mà là giao thông. Tin tôi đi, đây mới là gông cùm lớn nhất của xã hội hiện đại đối với nhân loại.”
“Cho nên cô không thèm nhìn đèn? Bởi vì… cô muốn giải thoát khỏi gông cùm ấy?”
“Đúng thế. Tôi tính toán khoảng cách và tốc độ của xe trước và xe sau, canh có chỗ trống vừa đủ là tôi đi qua. Trước g