pacman, rainbows, and roller s

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Ván Cược

Ván Cược

Tác giả: Dịch Nhân Bắc

Ngày cập nhật: 02:46 22/12/2015

Lượt xem: 1341403

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1403 lượt.

ng không nên lời, một búng máu chặn ở yết hầu, mắt trợn trắng một cái rồi bất tỉnh luôn.
Thiết Ngưu nhìn Hoàng Phủ Du cười ngây ngô, thầm nghĩ A Du quả là một người tốt.
~o.o~
[1'> kéo tơ lột kén (抽丝剥茧 | trừu ti bác kiển): ý chỉ công việc phải làm từ từ, mở ra từng tầng từng lớp mới thấy được cái bản chất; giống như việc kéo tơ, kéo hết tơ sẽ thấy con tằm nằm bên trong cái kén.
[2'> Ở đoạn này anh Du nói đến giang hồ là theo nghĩa chuyển, còn bạn Trâu lại theo nghĩa đen của mặt chữ là sông và hồ.
Giới thiệu sơ lược về hồ Động Đình và Nhạc Dương
Nguồn: wikipedia – Tổng hợp: Hồng.
dongdinhho-2
Hồ Động Đình, góc nhìn từ lầu Nhạc Dương
Hồ Động Đình (洞庭湖 / dòngtíng hú / Động Đình hồ) là một hồ lớn, nông ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay. Đây là hồ điều hòa của sông Dương Tử (hay Trường Giang). Kích thước của hồ phụ thuộc vào mùa, nhưng về tổng thể nó là một trong số bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất tại Trung Quốc. Tên của hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam được đặt căn cứ theo vị trí của 2 tỉnh này so với hồ. Hồ Bắc nghĩa là phía bắc hồ và Hồ Nam nghĩa là phía nam hồ.
Trong thời nhà Hán, đầm lầy lớn Vân Mộng (雲夢大澤 – Vân Mộng đại trạch) nằm ở phía bắc hồ Động Đình, ở tỉnh Hồ Bắc, là nơi chứa lũ của sông Dương Tử. Phù sa màu mỡ lắng đọng của đầm đã thu hút nông dân. Người ta đã xây đập ngăn giữa hồ và sông, và vùng hồ Động Đình ở phía nam sông Dương Tử đã dần trở thành hồ điều hòa chính của con sông.
Thời đó, Động Đình là hồ lớn nhất Trung Quốc. Do kích thước của hồ, hồ đã có tên Bát bách lý Động Đình (八百里洞庭 – Hồ Động Đình tám trăm dặm). Ngày nay, Động Đình là hồ lớn thứ hai sau hồ Bà Dương (鄱陽湖), do nhiều phần đã bị biến thành đất trồng trọt.
nhacduong
Vị trí địa lý của Nhạc Dương
Nhạc Dương (giản thể: 岳阳; phồn thể: 岳陽 / Yuèyáng)
Nhạc Dương (ngày nay) là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) ở tỉnh Hồ Nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhạc Dương là một trong các thành phố bên bờ hồ Động Đình.
Nhạc Dương có diện tích 5799 dặm vuông, diện tích khu vực thành thị là 318 dặm vuông. Dân số Nhạc Dương là 5.1 triệu người.
Thành phố có lầu Nhạc Dương (岳阳楼 Yuèyáng lóu) rất nổi tiếng.
nhacduonglau-1
Lầu Nhạc Dương, nhìn bao quát
nhacduonglau-2
Lầu Nhạc Dương, nhìn gần
Lầu Nhạc Dương (giản thể: 岳阳楼, phồn thể: 岳陽樓 / Yuèyáng lóu / Nhạc Dương lâu) là một tòa tháp nằm ở Nhạc Dương (Hồ Nam, Trung Quốc). Tháp tọa lạc bên hồ Động Đình và là một trong “Tứ đại danh tháp Trung Quốc”.
Để biết thêm về lịch sử của lầu Nhạc Dương xin tra cứu thêm ở wiki.






Thái thú Nhạc Dương Ngô Kế Hiếu, hai năm trước đến nhận chức, có một thê một thiếp, không con. Làm quan không tính là thanh liêm cũng không tính quá mức ngu ngốc, là một tên quan lục phẩm đức tài bình thường mà khôn khéo. Thê thiếp an bài yên ổn hợp nữ tắc (phép tắc nữ nhi), đại môn bất xuất nhị môn bất mại (cửa lớn không ra cửa phụ không vượt).
Nam nhân tự xưng tiểu cữu tử (em vợ) của thái thú Nhạc Dương này tuổi chừng ba mươi, chính là đệ đệ của tiểu thiếp Ngô Trương Thị vừa được thú vào, đại danh Trương Thư Đức. Mặc dù bình thường bất học vô thuật (không nghề nghiệp học vấn) cả ngày la cà trên phố vãng lai cùng một số người không đứng đắn, nhưng thứ nhất không nhiễu dân thứ hai cũng không hống hách, cho dù có chút kiêu ngạo, cũng tốt hơn rất nhiều so với những con cháu thế gia giết người phóng hỏa, không chuyện xấu nào không làm.
Vậy nên, trên cơ bản mà nói danh tiếng của thái thú Nhạc Dương Ngô Kế Hiếu coi như là sạch sẽ.
Hoàng Phủ Du trước lúc đến Nhạc Dương đã thăm dò rõ ràng tình hình cùng mọi nhân vật lớn nhỏ ở đây, đối với đạo đức làm quan của Ngô Kế Hiếu cũng không có mấy ý kiến. Lần này cũng coi như trùng hợp, vừa lúc chạm mặt Trương Thư Đức, thì cũng mượn cơ hội này đến phủ thái thú ngồi chơi.
Tới được phủ thái thú, mấy người vây quanh Trương Thư Đức vữa nãy còn theo sát phía sau bọn họ đã lập tức tản đi như chim thú, Trương Thư Đức tựa hồ đã quen loại tình cảnh này, cũng không gọi những người đó quay lại, tự mình mang ba người Hoàng Phủ Du vào trong phủ thái thú.
.
Thiết Ngưu vừa vào phủ thái thú, thì biểu hiện mười phần giống hệt như nông dân vào thành. Nhớ lại dạo trước hắn tại Lịch vương phủ, bời vì sợ bị để ý, vẫn ngốc ngếch ở trong phòng kia không đi ra ngoài, ngày đầu vào phủ cũng là phủ khăn che mặt, tự nhiên cũng sẽ không có cơ hội mở mang kiến thức về sự xa hoa phong nhã kỳ thú của vương phủ hoàng thất. Này vừa vào phủ thái thú, thật sự là mở rộng ra tầm mắt. Bởi vì tay đang ôm một người bị thương, chỉ có thể dùng con mắt ngó chung quanh, nếu như không phải Hoàng Phủ Du lôi kéo hắn chút một, cũng không biết lạc đi nơi nào mất rồi.
Kỳ thực trong mắt Hoàng Phủ Du thì bài biện bố cục của phủ thái thú chẳng là cái khỉ gì. Từ cách bày biện trong phủ xem ra Ngô thái thú này không không tham ô là bao, chỉ là có mấy chỗ chạm vàng mạ bạc, khiến cho kẻ cả đời chưa từng sờ qua vàng thật bạc thật nh