XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Đại Việt Long Phụng Kê

Đại Việt Long Phụng Kê

Tác giả: Uy Tửu

Ngày cập nhật: 22:39 17/12/2015

Lượt xem: 134548

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/548 lượt.

Đại Việt Long Phụng Kê

Chương 1 – Mỹ Nhân Chi Mộng


Đại Việt, Kiến Gia năm thứ mười bốn (1224). Lý Huệ Tông không có con trai nên nghe theo sắp xếp của Điện Tiền Chỉ Huy sứ Trần Thủ Độ phong thứ nữ là Chiêu Thánh Công chúa Lý Phật Kim lên làm Hoàng Thái nữ. Cùng năm này, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Hoàng Thái nữ Lý Phật Kim, bản thân trở thành Thái Thượng hoàng. Lý Phật Kim lên ngôi, tôn hiệu Lý Chiêu Hoàng, lấy niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Tuy nhiên, Lý Chiêu Hoàng lúc này chỉ mới sáu tuổi có hơn.



Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ hai (1225), cũng nhờ bàn tay sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng lấy Chi Hậu Chính Chi Ứng cục Trần Cảnh. Trần Cảnh vốn là cháu họ Trần Thủ Độ, gọi Trần Thủ Độ bằng chú, việc cho Trần Cảnh vào cung hầu hạ Lý Chiêu Hoàng để kết thân có lẽ cũng là ý của Trần Thủ Độ. Sau đó không lâu, Lý Chiêu Hoàng ra chiếu chỉ nhường ngôi cho chồng, việc này thì có thể chắc chắn là do vị Điện Tiền Chỉ Huy sứ họ Trần dựng lên.



Trần Cảnh đăng cơ, tôn hiệu Trần Thái Tông, tự xưng là Thiện Hoàng, đổi niên hiệu thành Kiến Trung, tôn cha là Trần Thừa lên làm Thái Thượng hoàng tức Trần Thái Tổ, phong chú họ là Trần Thủ Độ làm Thái sư, lại còn gọi là Quốc Thượng phụ. Hiển nhiên Trần Cảnh phong cho Lý Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng làm Hoàng hậu, gọi là Chiêu Thánh Hoàng hậu.



Triều đại của nhà Lý tồn tại hơn hai trăm năm đến đây thì chấm dứt, chuyển hóa qua nhà Trần, âu cũng là điều tất yếu.

Nên nhắc lại, Thái úy Trần Tự Khánh dưới thời Lý Huệ Tông lập nên giai thoại đánh Đông dẹp Bắc, tiêu diệt hầu hết các quân đội nội loạn trong nước, cải thiện phần nào sự suy yếu của triều đình lúc này. Trần Tự Khánh chính là anh họ của Trần Thủ Độ, bác ruột của Trần Thái Tông – Trần Cảnh. Tuy Trần Tự Khánh đã mất vào năm Kiến Gia thứ mười ba (1223) nhưng công lao để lại cho triều đại nhà Trần sau này kỳ thực rất lớn.



Thử nghĩ nếu như không có Trần Tự Khánh, nội loạn trong nước đông như kiến, nhiều như cỏ thì Trần Thủ Độ làm sao dám dựng nên màn kịch nhường ngôi hoàn hảo để đưa Trần Cảnh lên vị trí chí tôn? Chưa kể cho dù Trần Thái Tông – Trần Cảnh có an vị Hoàng đế mà trong nước rối ren thì làm sao xây dựng triều đại, phát triển đất nước? Không khéo còn trở thành đóm sáng cuối cùng của thời đại, mở ra một cuộc nội chiến liên miên bi tráng còn hơn cả đại loạn mười hai sứ quân vào hai trăm năm mươi năm trước...



Nhưng Trần Tự Khánh là có thật, các quân đội nội loạn trong nước bị dẹp yên cũng là có thật. Tuy nhiên, vẫn còn một thế lực có ảnh hưởng rất lớn tồn tại, là thế lực của Nguyễn Nộn. Nguyễn Nộn vốn dĩ là thuộc tướng của Trần Tự Khánh nhưng đã làm phản từ lâu, xây dựng quân đội hùng mạnh ở Bắc Giang, thanh thế rất lớn.



Kiến Trung năm thứ nhất (1225), Thái sư Trần Thủ Độ lo sợ Nguyễn Nộn nên phong cho họ Nguyễn tước Hoài Đạo Đại vương, còn chia cho các vùng Thượng Hạ Bắc Giang và Đông Ngạn. Kiến Trung năm thứ tư (1228), Nguyễn Nộn đánh bại quân đội của Đoàn Thượng ở Hồng Châu, vốn là một thế lực chống đối triều đại nhà Trần. Điều này tuy có lợi cho tông thất họ Trần nhưng nó cũng khiến cho thanh thế của Nguyễn Nộn càng thêm đáng sợ, Thái sư Trần Thủ Độ lo lắng nên cho người gửi thư chúc mừng Nguyễn Nộn, đồng thời gia phong họ Nguyễn thành Hoài Đạo Hiếu Vũ vương.



Những điều trên cho thấy Nguyễn Nộn có thể không đủ sức đánh đổ nhà Trần nhưng cũng là một thế lực kiềm hãm sự phát triển của triều đại mới này. Xong, năm Kiến Trung thứ năm, Nguyễn Nộn lại mắc bạo bệnh mà chết, con trai trưởng Nguyễn Thế Tứ đem quân đầu hàng triều đình...



Kể từ đó, tình hình thiên hạ Đại Việt trở nên yên ổn, tạo điều kiện cho triều đại của nhà họ Trần phát triển cực thịnh, kéo dài một trăm bảy mươi lăm năm.



Tuy nhiên, có những bí mật đằng sau triều đại này mà không phải ai cũng biết...



***



Trần Thái Tông lấy niên hiệu Kiến Trung trong mười ba năm, sau đó thì đổi thành Thiên Ứng Chính Bình.



Kinh thành Thăng Long, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ mười hai (1249)...



Sông Tô Lịch uốn lượn từ phía Tây Hoàng Cung lên phía Bắc, đổ vào Tây Hồ. Lại từ Tây Hồ rẽ sang phía Đông Hoàng Cung như một con rồng bảo hộ đất thánh.



Đoạn cuối sông Tô Lịch gần như là nằm trước mặt Đông Môn của Hoàng Cung, địa thế hoàn mỹ về mọi mặt như được bàn tay thần kỳ nào đó vẽ nên chứ không còn đơn thuần là tự nhiên hay tạo hóa.



Phía Bắc đoạn cuối sông Tô Lịch này, tức là phía Đông Bắc Hoàng Cung có hơn mười phường chuyên làm nông nghiệp, trong số đó thì phường Toán Viên có thể nói là phát triển bậc nhất.



Phường Toán Viên không có đặc trưng nổi bật, nông sản đa dạng, số lượng ít ỏi, dân trong phường dùng còn không đủ. Chính những điều đó lại khiến phường này vừa nổi tiếng, vừa phát triển. Chẳng qua là vì hết thẩy nông sản trong phường đều có chất lượng khá cao, số lượng lại ít, giá cả tự nhiên cũ