Hồ sơ Một tử tù - Full
Tác giả: Nguyễn Đình Tú
Ngày cập nhật: 22:47 17/12/2015
Lượt xem: 1341289
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1289 lượt.
Dịu cười: Tổng cộng em gửi cho anh mười sáu lá, anh gửi về cho em có tám lá. Anh keo kiệt, bủn xỉn lắn. Làm em cứ dài cổ mà đợi. Bọn bạn em nó bảo con Dịu mất ăn mất ngủ vì chờ thư Hà Nội. Chúng nó nói láo. Có lá thư của anh gửi em bỏ đấy hàng tuần không thèm đọc. Ghét cái mặt.
- Thì có mấy thứ, nói hết rồi còn gì nữa đâu mà viết. Nhiều lúc cũng thấy nhớ Dịu nhưng chẳng biết viết thế nào.- Điêu nhá. Văn hay nhất trường mà lại bảo không biết viết thư. Còn mải chơi, mải ngắm mấy cô gái Hà Nội chứ gì?- Chả có gì để ngắm đâu, họ cũng như Dịu thôi. Nhiều lúc cũng muốn tâm sự với Dịu điều này điều kia, nhưng toàn chuyện đàn ông con trai với nhau, lại thôi.- Hình như lên học trên đó anh nghịch lắm phải không? Ngày xưa anh hiền lắm cơ mà, anh có thích đánh nhau đâu. Em không thể tưởng tượng được anh lại cầm cây gậy vụt vào một ai đó. Mẹ em cũng bảo anh hiền như thế sau này thể nào cũng bị vợ bắt nạt. Vậy mà có lần anh bảo một mình anh đánh nhau với ba thằng đầu gấu liền.- Con trai khó tránh được chuyện va chạm xô xát. Đàn lại làm trật tự viên nên cũng phải tham gia quản lý ký túc xá, tức là làm cái anh đeo băng đỏ, thổi còi đấy. Bây giờ thì Đàn sợ tất cả những chuyện đó rồi. Được cái hào quang hão huyền nhưng lại mất đi cái thực chất là học tập. Đàn bị đuổi cũng vì chuyền ấy.- Con trai bây giờ sao mà dễ bị kích động thế. Chả giống mấy chú bạn bố em gì cả. Họ hiền ơi là hiền, mà đánh nhau với Mĩ - ngụy thì gan góc, dũng cảm vô cùng. Nghe các chú kể chuyện thời chiến trường em lại càng thấy thương bố quá. Bố em chết ở một khu ruộng thuộc xã vùng sâu Hương Trà của Thừa Thiên- Huế. Bẩy người chôn chung một nấm mồ. Phải chôn vội để địch không phát hiện ra xác. Bên trên mộ có trồng một bụi dứa. Các chú chỉ còn nhớ láng máng có thế thôi. Vậy mà anh biết không, bụi dứa ấy vẫn sống cho đến khi những đồng đội của bố em trở lại.- Nhưng làm sao biết được đâu là xác của bố Dịu?- Thế mới biết ngày xưa các chú sáng tạo vô cùng. Anh có biết thứ gì không phân huỷ theo thời gian mà điều kiện chiến trường lại có sẵn không? Mỡ bò. Tên tuổi, quê quán, đơn vị được viết ra một mảnh giấy, phết mỡ bò lên mảnh giấy ấy, cho vào lọ Penicilin, buộc chặt bằng ni lông. Trước khi vào trận mỗi người làm sẵn cho mình một cái lọ. Khi an táng, đồng đội chỉ việc cho cái lọ ấy vào miệng các liệt sĩ. Khoang hàm sẽ giữ cái lọ ấy vài ba chục năm cho người thân đến nhận. Tất nhiên cũng chỉ nhận được chính xác cái sọ thôi, còn tay chân khi ghép thành bẩy bộ hài cốt có thể có nhầm lẫn. Mẹ em cứ ôm chắt lấy cái sọ của bố khóc nấc lên. Lúc đầu em sợ, chết ngất đi. Đến khi tỉnh dậy lại khóc nhiều hơn mẹ. Các chú bảo: Thôi, hai mẹ con khóc nhiều quá anh ấy buồn đấy. Gặp nhau phải vui chứ. Rồi anh ấy sẽ phù hộ cho hai mẹ con nhiều điều tốt lành.- Sao mẹ Dịu lại không lấy ông Hùng phó chủ tịch?- Chú Hùng tốt lắm, giúp hai mẹ con em rất nhiều, cả chuyện đi tìm bố em về nữa. Nhưng mẹ em bảo ở làng gái goá còn nhiều, chú ấy nên thương lấy một đám khác, mẹ em không thể ở với một người đàn ông nào nữa. Ngày xưa em ghét chú Hùng lắm, nhưng từ ngày lớn lên đến giờ em lại thấy thương chú ấy. Em mong chú ấy về ở với mẹ em nhưng mẹ em nhất định không chịu.- Nhà chú ấy có khó khăn không?- Không. Chú ấy ở một mình nhưng việc gì cũng giỏi. Công điểm của chú ấy lúc nào cũng nhất nhì xã. à mà chú ấy cùng với xã tổ chức cho dân mình làm khoán chui đấy. Anh thấy ruộng lên xanh chưa? Nghe bảo trên trung ương đang cãi nhau găng về cái khoán này, ở tỉnh mình nhiều nơi ngấm ngầm cho làm trước. Còn đá núi cũng được khoanh vùng, phân chia từng khu vực. Khu dành cho quốc phòng, khu giành cho cảnh quan, khu để dân vào khai thác, khu của hợp tác xã. Chú Hùng định mua chui cho xã mấy cái máy nghiền đã cũ của xí nghiệp xây dựng. Nếu trót lọt xã mình sẽ có máy nghiền đá. Oách chưa? Cơ giới hoá nông thôn đấy.- Chả ăn thua gì đâu. Tất cả các kiểu làm ăn mang tính tư hữu ấy rồi cũng sẽ bị bóp chết thôi. Thầy anh bảo sắp tới còn xây dựng hàng loạt các hợp tác xã bậc cao, kiểu nông trang tập thể như ở bên Liên Xô cơ. Chú Hùng cứ làm việc theo kiểu lách cơ chế thế dễ bị khởi tố lắm.- Chú Hùng rất thân với ông Thảnh. Người ta bảo ông Thảnh là con ma xó ở cái làng này, xã này, huyện này. Ông ấy từng là huyện uỷ viên từ những năm trước hoà bình lập lại. Chú Hùng nghe ông ấy lắm. Thì thụt đi lại với nhau như tình nhân ấy. Nghe bảo sắp tới chú Hùng sẽ lên làm Bí thư xã. Đàn lặng im khi nghe Dịu nhắc đến ông Thảnh. Đã lâu lắm rồi Đàn không gặp ông. Đò dọc bây giờ ít người đi. Từ ngày đá được đưa xuống vận chuyển theo đường sông, dòng Măng mảnh dẻ, dịu hiền sùng sục cau có suốt cả ngày. Lại nghe đâu mấy tỉnh kề cận tìm ra được nguồn khí đốt ngoài khu vực cửa biển nên tàu của chuyên gia nước ngoài ra vào tấp nập lắm. Ông Thảnh lên bờ nhưng cũng không bỏ đò. Người làng thường mượn đò của ông khi lên tỉnh. Ông Thảnh yêu con đò chứ chưa hẳn đã vì kế sinh nhai mà ông phải cầm chèo, bởi thế mà nhiều người muốn nhượng lại mà ông chẳng bán.Đàn quay sang hỏi Dịu:- Sao bảo ông Thảnh vào Nam v