
Tác giả: Nguyễn Đình Tú
Ngày cập nhật: 22:47 17/12/2015
Lượt xem: 1341285
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1285 lượt.
hương diện nghe, nó sử dụng những phương diện của thơ và nhạc. Nhưng trình độ nó cao hơn cả họa, điêu khắc, thơ và nhạc, vì nó có hành động tạo cho mắt những mĩ thú trực tiếp, cụ thể, sinh động. Cái thú ấy lên tới cực độ khi các hành động diễn ra trong một khung cảnh chung, xen kẽ, đối lập nhau, cái nọ giải quyết cái kia và cùng nhau diễn tiến theo một chiều hướng chung tới một kết cục hợp tình, hợp lý, dường như tất yếu. Nghệ thuật trình diễn phát huy tác dụng trên hai diện, diện các hành động cụ thể gây cảm thú mĩ thuật cho giác quan đặc biệt là mắt và tai, diện tính cách tức nội tâm nhân vật qua các xung đột tạo cho lý trí cái thú tìm hiểu nội dung một câu chuyện.Đàn hỏi:- Cô để lại ít tiền thế thầy sống bằng cách nào ?Thầy Quý tiếp:-Tới thế kỷ năm trước công nguyên thể loại thơ đã thu được một số thành tích trong các thể anh hùng ca, thơ trữ tình. Nhưng từ anh hùng ca đến thơ trữ tình, thơ đi vào con đường ngày càng chật hẹp xét trên phương diện rung cảm thẩm mĩ. Kịch và nhất là bi kịch không thể nào thoả mãn với các rung động nghèo nàn, nhỏ bé của cá nhân trong khi thời đại đang rung chuyển dưới chân, xã hội Hy Lạp đang không ngừng biến chuyển. Chức năng của bi kịch là phản ánh những sự kiện vĩ đại ấy, rung động do bi kịch đem lại thật vô cùng mãnh liệt. Aiskhylos đã soạn tới bảy mươi vở bi kịch trong đó có những vở kinh điển như Các thiếu nữ van xin, Quân Ba Tư, Bảy tướng đánh Thèbes, Prométhée bị xiềng, đặc biệt là bộ ba vở Oreste.Đàn hỏi:- Cô để lại ít tiền thế thầy sống bằng cách nào?Thầy Quý tiếp:- Bi kịch của Aiskhylos toàn đưa ra những vấn đề kinh khủng như công lý, cưỡng hôn, loạn luân, trả thù, hành quyết xoay quanh các chủ đề tôn giáo, đạo đức, dân chủ, chiến tranh, hoà bình, con người, phụ nữ, hạnh phúc. Đoạn cuối của vở Các nữ thần dịu hoà trong bộ ba vở Oreste có đoạn đối thoại rất tuyệt. Tại phiên toà do nữ thần Athena xét xử, các nữ thần Phục thù cáo buộc Oreste giết mẹ. Oreste bào chữa việc mình giết mẹ là vì mẹ giết cha. Việc làm ấy của mẹ sao không bị trừng phạt? Các nữ thần Phục thù trả lời: Vì Klytemnestra không cùng huyết thống với chồng. Oreste cũng lập luận: Tôi không cùng huyết thống với mẹ. Các nữ thần Phục thù hỏi: "Hung thủ kia, trong lúc anh nằm trong bụng mẹ, bà ta nuôi anh thế nào? Chẳng lẽ anh chối không uống máu quí vô ngần của người mẹ hay sao?". Để bào chữa cho Oreste, thần Apollon lập luận: "Người mẹ chỉ có công nuôi dưỡng mầm hạt đã gieo trong bụng mình mà thôi. Người sinh, chính là người đàn ông giao hợp với người phụ nữ. Như nữ thần Athena, con của thần Zớt trên núi Olimpe, đâu phải sống và được nuôi dưỡng trong đêm tối của bụng người mẹ". Cuộc tranh luận kết thúc. Hội đồng xét xử bỏ phiếu, số phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau. Thực ra đây là cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm: Giết người cùng huyết thống mới có tội hay đã giết người đều là có tội? Suy rộng ra là tiến hành chiến tranh xâm lược tàn hại người khác dân tộc có tội hay không có tội? Nữ thần Athena đã bỏ lá phiếu cuối cùng của mình cho quan điểm thứ hai.Đàn bảo:- Cô để lại ít tiền thế thầy sống bằng cách nào?Thầy Quý tiếp:- Một dân tộc có nhiều bi kịch là một dân tộc có số phận long đong. Bi kịch thường đẩy các dân tộc tới sự huỷ diệt hoặc vụt lớn mạnh mẽ chưa từng thấy. Lịch sử dân tộc ta cũng là lịch sử những bi kịch nhưng lại không được phản ánh nhiều bởi nghệ thuật. An Dương Vương chém Mị Châu, Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng, Trần Thủ Độ ép chết cả một dòng họ để tiếm ngôi, Vũ Như Tô xây cửu trùng đài thoả mãn khát vọng nghệ thuật nhưng lại chấm hết sự tồn tại một triều đại, dòng họ Trần loạn luân, triều đình Nguyễn có những ông vua thiếu niên lê xích sắt đi đầy. Toàn những vấn đề lớn, những mảng miếng mầu mỡ của bi kịch, vậy mà...Đàn bảo:- Thầy ơi, hình như nước sôi?Thầy Quý như chợt nhớ ra, vội đứng dậy chạy xuống bếp. Lúc quay lên Đàn thấy thầy cầm chiếc rá con. Chết thật, mải nói chuyện quá quên cả đi vay gạo. Hà hà. Cô có đi cả tháng thầy cũng vẫn có cái ăn. Ngồi uống nước nhá, thầy sang bên này một tí. Đàn nhìn theo dáng đi tất bật của thầy Quý mà nén tiếng thở dài. Xung quanh Đàn không thiếu những người tốt nhưng không phải ai trong số họ cũng sẵn có ba chục bạc trong túi. Đàn từ chối ở lại ăn bữa cơm tối với thầy Quý, lặng lẽ lên xe đạp đi một cách vô định. Những khu nhà lắp ghép ngửa ngang, dãy bách hoá tổng hợp hào nhoáng nhưng rỗng tuếch, rặng xà cừ xanh thẫm, thảm nhiên hứng bụi, xe điện bánh hơi vờn mình bò đi chậm chạp, những cô gái Hà Thành mỏng manh, vẹo vọ trên những chiếc xe đạp Mipha, đôi ba chàng sinh viên khoác bị đi bộ dưới lòng đường. Tất cả nhoang nhoáng lướt qua mắt Đàn. Dãy hàng hoa người đứng, kẻ ngồi đông đúc hơn cả. Hà Nội có lẽ là nơi tiêu thụ nhiều hoa tươi nhất. Cuộc sống vẫn vận động như nó vốn thế. Anh Dương ăn ruốc của người yêu mơ tới ngày ra trường và thèm một chiếc mũ nồi đen. Thầy Quý vác rá đi vay gạo hàng xóm miệng vẫn nói không dứt về Promethée bị xiềng bằng sự say sưa vô lo. Người ta vẫn vào bách hoá tổng hợp để mua xà phòng và thuốc lá. Nam nữ vẫn lựa nhữ