
Tác giả: Nguyễn Đình Tú
Ngày cập nhật: 22:47 17/12/2015
Lượt xem: 1341284
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1284 lượt.
i đỏ trên những cẳng tay đang dơ ra túm lấy Đàn. Chiếc vòng số 8 duy nhất mà đội xung kích được trang bị bập vào tay Đàn. Những cánh tay gân guốc lôi Đàn đi xềnh xệch. Trước khi chúi đầu xuống đất chìm vào khoảng trống vô tư, Đàn còn nhận ra khuôn mặt non choẹt của cậu đồng hương khoá dưới đang hò hét hăng hái giữa đám đông. Trên cánh tay của cậu ta cũng có một tấm băng đỏ. Đàn chợt nhận ra là Đàn chưa trả hết cậu ấy số tiền 14 đồng bạc oan nghiệt hôm nào.Thầy Quý tự nhận về mình vai trò của thần Appollon đứng ra bào chữa cho Đàn trước Hội đồng kỷ luật nhà trường, và thầy cho rằng với cách lập luận đánh tráo khái niệm, các vị uỷ viên Hội đồng sẽ mềm lòng và lần lượt biến thành nữ thần Athen để bỏ phiếu trắng cho Đàn. Đàn cay đắng nhận về mình sự bất lực ngôn từ, không tự bào chữa nổi một câu. Từ một sinh viên hiền lành chăm chỉ, đã từng giữ cương vị đội phó Đội xung kích được thầy yêu bạn mến, Phạm Bạch Đàn đã sớm tự phụ, kiêu ngạo, không ngừng trượt dài trong sự sa ngã, cưỡng đoạt, xin đểu tiền của các em sinh viên mới nhập trường, uống rượu say gây rối, đánh đập bạn bè trong phòng, hành vi đã trở lên nguy hiểm khi định thả bạn từ cửa sổ tầng hai xuống mặt đất. Đàn đã có chuỗi hành động ngày một côn đồ, hung hãn, đánh mất dần bản chất tốt đẹp của một người sinh viên chân chính dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Mặc dù Đàn là một sinh viên có thành tích học tập khá, có đóng góp cho việc lập lại tình hình trị an ở ký túc xá nhưng với những lỗi phạm của mình không thể không nhận hình thức kỷ luật của nhà trường. Mỗi lời nói của chủ tịch Hội đồng kỷ luật là một cái tát thẳng cánh vào mặt Đàn. Khủng khiếp quá. Hư hỏng quá. Đốn mạt quá. Lẽ nào Đàn lại là thế ư? Lưu manh, côn đồ, sa ngã, hư đốn. Thôi, thầy Quý ơi, thầy đừng mất công bênh vực cho em làm gì. Những lời lẽ có cánh của thầy giờ đây lạc điệu, tả tơi, rách nát rụng rơi lả tả, thảm hại lắm. Chẳng giúp gì cho em đâu. Thôi thì việc em làm em xin chịu, án kỷ luật buộc thôi học chưa phải đã đẩy em vào con đường cùng, chưa khiến em trở thành một thứ bỏ đi. Giá hôm ấy em ở lại ăn bữa cơm đạm bạc với thầy, ngồi nghe thầy nói về Các thiếu nữ van xin, về Quân Ba Tư, về Prômêtheé bị xiềng đến nửa đêm rồi ngủ lại với thầy thì có lẽ mọi sự đã khác. Bây giờ thì thầy đừng nhọc lòng xin xỏ hộ em nữa, em xin nhận về mình hình thức kỷ luật mà không dám kêu than gì. Thằng Đàn này xin về quê cuốc ruộng một năm rồi sẽ quay trở lại cắm mặt mà học cho xong những năm tháng đắng đót để có mảnh bằng đại học, để đủ lông, đủ cánh mà bay ra ngoài đời. Khốn khổ cho thân mày, nhớ đời chưa, Đàn ơi!Người đầu tiên Đàn gặp khi bước chân đến đầu làng là Dịu. Dịu mặc một chiếc áo màu hồng nhạt, cổ lá sen, xẻ một lỗ hình quả bầu trước ngực có thắt hai sợi dây trắng hình cánh bướm. Dịu bảo: Đêm qua em nằm mơ thấy anh về chơi. Tự nhiên chiều nay không làm được việc gì cả, một mình thơ thẩn đi ra đây. Đón vu vơ vậy thôi, không ngờ anh về thật.Đàn quẳng chiếc túi xách xuống rệ cỏ, ngồi bệt lên một tảng đá dưới gốc gạo non, ngẩng mặt nhìn trời thở dài.Dịu hỏi: Anh không thích phải nhìn thấy mạt em à?Đàn không nói gì, đàn cò trắng lượn qua vòm lá, rẽ hướng về phía sông Măng. Dịu bảo: Anh có về bây giờ không hay cứ ngồi đấy mà nhìn trời? Sao anh lạ thế?Đàn cố đẩy khối khí nặng nề đang đè trĩu trong ngực mình ra. Dịu ơi, Dịu có thể hiểu và thông cảm được cho Đàn, nhưng còn cả làng cả xã, Đàn biết ăn nói vơi họ thế nào đây? Đàn khổ tâm lắm. Về đến đây rồi lại chẳng muốn về nhà nữa, ước gì hoá đá ở ngay dưới gốc gạo này, Dịu biết không?Đàn úp mặt xuống đầu gối. Tán gạo rung lên những tràng cười ngạo nghễ.Dịu tiến đến chỗ chiếc túi của Đàn, xách lên rồi bảo: Em mang túi về về trước cho anh, anh về sau nhé!Đàn bật dậy, chạy đến giằnglại chiếc túi xách rồi lại vứt bịch xuống đất, mặt cúi gằm:- Đàn bị đuổi đấy, Dịu ra đón làm gì.- Thảo nào trong giấc mơ hôm qua em thấy anh buồn lắm. Anh chẳng nói năng gì cả, cứ đứng yên để cho bọn con trai lớp B trêu em. Anh đã phạm lỗi gì vậy? Đuổi hẳn hay chỉ cảnh cáo thôi?- Đuổi hẳn.- Khiếp. Bây giờ biết ăn nói với mẹ anh như thế nào? Mà anh nói thật hay nói đùa đấy? Em không tin đâu.- Thật đấy Dịu ạ. Đàn đang chán đời, đang không thiết gì nữa đây. Chẳng lẽ lại bỏ làng mà đi?- Đừng. Thôi anh cứ về nhà đi. Nghỉ một năm rồi lại thi tiếp, sức học của anh như thế lo gì. ở nhà giúp mẹ một năm rồi lại đi học cũng được chứ sao. Chả ai quan tâm tới việc anh nghỉ đâu. Anh cứ bảo là ốm xin nghỉ một năm về nhà chữa bệnh, ở lớp em cũng có một đứa bị đuổi đã nói dối như thế đấy. à, em ra trường rồi. Tháng sau lên lấy bằng. Em lại về dậy ở trường mẹ em đấy.Dù sao thì Dịu cũng giải toả giúp Đàn phần nào những lo âu đang đè nặng trong lòng. Đàn cúi xuống xách túi rồi theo Dịu đi về. Dịu líu lo kể cho Đàn nghe bao nhiêu là chuyện. Chuyện trường lớp, chuyện quê nhà, chuyện đi tìm hài cốt bố, chuyện mẹ từ chối đi bước nữa với ông phó chủ tịch xã, chuyện hôm nọ có mấy anh ở phố về chơi, đi bốn, năm chiếc xe máy liền làm cả làng cứ xì xào, bàn tán mãi. Đàn hỏi: Thế có nhận được thư không?