
Tác giả: Nguyễn Đình Tú
Ngày cập nhật: 22:47 17/12/2015
Lượt xem: 1341291
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1291 lượt.
ới con?- Ông ấy vào rồi ông ấy lại ra. Già rồi xa quê làm sao được. Có người bảo con ông ấy cho ông ấy nhiều tiền lắm. Nhưng lại có người bảo ông ấy mang của chìm vào cung cấp cho con cái vì tiếng thế chứ con ông ấy cũng khổ. Chả biết thế nào.Đàn và Dịu đi qua chân núi Ngựa thì gặp một thằng bé độ năm, sáu tuổi đang bê một xảo khoai lang từ trên núi xuống. Dịu bảo:- Thằng Viên Minh con chị Tình đấy.Đàn dừng bước, chờ đứa bé đến gần, hỏi:- Cháu mang khoai đi đâu thế?- Cháu mang cho mẹ cháu.- Mẹ cháu ở đâu?- Mẹ cháu ở nhà.- Thế khoai này cháu lấy từ đâu?- Khoai này trồng ở chùa, cậu cháu dỡ, bảo cháu mang về cho mẹ.- Cậu cháu tên gì?- Cậu cháu là Hiến, nhưng ở chùa gọi là Pháp Thiện.- Cháu có hay lên chùa chơi với cậu không?- Từ ngày mẹ cháu sinh em bé, rồi bố cháu hy sinh ở bên Campuchia, cháu lên chùa ở với cậu. Cậu cháu sẽ nuôi cháu ăn học đỡ cho mẹ cháu, cậu cháu bảo thế.- Thế cháu đã đi học chưa?- Cháu vào vỡ lòng rồi. Cậu cháu xin cho cháu vào lớp cô Dung. Cô Dung là bạn cũ của cậu Hiến.Dịu quay sang Đàn bảo: Cái Dung con bà Kết ấy. Nó học mười cộng hai, mới ra dạy năm ngoái, cùng trường với mẹ em.Đàn vẫn tiếp tục hỏi thằng Viên Minh:- Mẹ cháu sinh em trai hay em gái?- Em gái. Nó giống cháu lắm nhưng mà nó hay khóc nhè vì mẹ cháu thiếu sữa.Đàn xoa đầu thằng bé rồi đưa tay bê hộ nó xảo khoai.Vừa đi Đàn vừa hỏi:- Cháu ở trên chùa có vui không?- Chỉ vui vào ngày rằm, mồng một thôi. Ngày thường cháu theo cậu Hiến đi trồng rau.- Thế ăn uống có khổ không?- Chả có gì. Nhưng vẫn còn hơn ở nhà.Dịu lại quay sang bảo: Mấy lần xã định phá bỏ chùa nhưng chú Hùng kiên quyết không cho phá. Chắc lại nghe lời ông Thảnh. Ông Thảnh trông thế mà cũng mê tín dị đoan lắm, toàn hát những bài phù thuỷ.Đàn bật cười. Những bài hát mà Dịu cho là phù thuỷ chính là những bài hát văn mà ông Thảnh đã nhiều lần hát cho Đàn nghe. Có lần Đàn hỏi thầy Quý: Hát văn và lên đồng là mê tín dị đoan, là tàn tích phong kiến sót lại, là xấu độc, nên bỏ đi phải không thầy? Thầy Quý đáp: Nếu bỏ đi như thế là bỏ đi quá khứ của mình đấy. Dân tộc ta thích hợp với các tín ngưỡng dân gian hơn là các tôn giáo lớn. Nhưng chúng ta đang làm cuộc cách mạng văn hoá nên phải bỏ đi thôi. Thầy thấy tiếc nhưng có lẽ tinh thần cách mạng của thầy chưa được triệt để lắm. Không có hát văn, lên đồng, rước kiệu thì đình chùa, miếu mạo chỉ còn là những cái xác vô hồn. Nhưng thôi, thầy không luận thêm về vấn đề này nữa. Thầy chưa được chuẩn bị nhiều. Nếu có viết về vấn đề này, tốt nhất em nên theo giáo trình.Đến chỗ rẽ, thằng bé xin lại xảo khoai rồi lễ phép chào Đàn và Dịu trước khi bê đi. Tối hôm ấy Đàn kể hết chuyện với mẹ. Mẹ Đàn bảo: Cũng chả có gì đáng phải xấu hổ. Học mà khổ quá, không chịu được thì về làng mà làm đá. Từ nay chừa cái rượu đi nhá. Hôm ấy mà thả tay cho con người ta rơi lộn đầu xuống thì có mà đi tù.Đàn nhẹ cả người. Hôm sau chú Hùng đến tận nhà gọi Đàn đi làm. Dịu đã kể chuyện của Đàn cho chú Hùng nghe. Chú Hùng hiểu cả, biết cả, không đả động gì đến chuyện của Đàn, chỉ bàn vào công việc hiện tại.Chú bảo Đàn:- Cháu có chút chữ nghĩa, từng biết đến cái sân trường đại học nó tròn hay nó méo, kể ra về giúp chú một tay văn thư ở uỷ ban thì hay nhưng lại không có tiền để trả cho cháu. Thôi thì cứ về mỏ đá trông hộ cho chú, đủ để nuôi cháu, đỡ phải ăn bám mẹ. Rồi sang năm thi lại. Mà lần này thi Bách khoa nhé. Học về cơ khi ấy, để có gì bí chú còn hỏi. Sắp tới lớp cán bộ lãnh đạo là phải biết về cơ giới hoá. Mà chú thì mù tịt. Ngày xưa học mới đến lớp bốn ấy mà. Vào bộ đội được học tí chút về quân khí cũng thấy cái đầu nó sáng ra một ít. Mà chú là chú máu mê cơ giới lắm. Nhìn bức ảnh mấy cái máy cày chạy trên đồng lúa mì của nông trang tập thể Liên Xô chú thích quá. Bao giờ đồng ruộng của mình cũng được như thế thì tuyệt cú mèo.Đàn khẽ thưa:- Chú ơi, nghe bảo trạm đá của hợp tác có sử dụng máy nghiền chạy dầu có phải không ạ?- Suỵt!- Chú Hùng đưa tay lên môi ra hiệu rồi cúi sát nói nhỏ vào tai Đàn- Chui đấy, chú mới đưa về được một cái thôi, còn một cái chưa dám. Sướng lắm. Ngày nó xơi vài khối là chuyện bình thường.- Thế việc của cháu là...?- Trông cái máy ấy chứ còn sao nữa. Rồi chú trích phúc lợi của hợp tác xã ra trả công cho cháu. Tối bao cấp thêm cho ngọn đèn dầu mà ngồi học. Nhưng mà kín miệng nhá. Trên kiểm tra là phải tháo máy giấu đi đấy. Tư liệu sản xuất hiện đại chỉ thuộc các xí nghiệp quốc doanh thôi. Còn hợp tác xã chỉ được sử dụng máy móc theo trên cấp, mua tắt ngang là sai nguyên tắc, chết cả thằng bán lẫn mình là kẻ mua. Hiểu chưa?Đàn hiểu và chấp hành đúng theo những lời chỉ bảo của chú Hùng. Cuộc sống bỗng trở lên thoáng đãng và dễ thở quá. Thỉnh thoảng đội sản xuất Trạm Đá còn được cải thiện bánh bao nhân thịt mua từ cửa hàng ăn uống ngã tư huyện. Một năm quay đi quay lại trôi vèo như lá rụng. Đàn lại cắp giấy bút đi thi. Thi đúng trường Bách khoa như chú Hùng mong đợi. Mẹ Đàn vảo: Vẫn chưa chán, lại đòi đi học à? Kể ra lấy vợ rồi ở nhà làm đá thì tốt hơn. Đàn cự: Đi học kiếm cái hộ khẩu thành phố, có sổ lương thực, có tem phiếu thực