
Tác giả: Nguyễn Đình Tú
Ngày cập nhật: 22:47 17/12/2015
Lượt xem: 1341275
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1275 lượt.
gười khác. Cháu hãy đi sao cho chân cứng đá mềm, một ngày nào đó, trên đường đời rất dài rất rộng của cháu, thấy hiu hiu lá rụng thì lại nhớ đến ta, đến khúc hát của người lái đò già. Ta là quá khứ của cháu. Dù muốn dù không cũng sẽ vẫn là như thế....Chỉ còn lại một ngư ông bên núi, gác mái chèo ngửa mặt đón hư vô, con thuyền trĩu những nỗi niềm nhân thế, biết về đâu giữa bát quái trận đồ.Những trái núi đặt bên ô cửa, nghe lòng mình tiếng gọi của xa xăm, nước không chảy cho con thuyền cập bến, đáy sông kia muôn thủa sỏi vẫn nằm...Đêm trên dòng sông giữa khoang đò chật hẹp ấy còn bềnh bồng, bềnh bồng trôi mãi trong giấc ngủ đầu tiên nơi ký túc xá của chàng sinh viên Phạm Bạch Đàn. Bạch Đàn đã đỗ đại học với số điểm khá cao, được đặc cách vào khoa triết. Đàn ngơ ngẩn hỏi người giáo vụ: Khoa triết là khoa gì? Người đàn ông gầy gò trong chiếc áo kẻ ca rô màu xám nhạt ngẩng đầu lên giảng giải: Là khoa quan trọng nhất của các khoa, là khoa học của mọi khoa học, là chìa khoá mở cánh cửa lớn để đi vào thế giới này trước khi mở từng cánh cửa nhỏ. Rồi người cán bộ giáo vụ bảo: Tóm lại, học triết ra là để làm lãnh đạo và rất dễ được đi Liên Xô.Nhưng những giấc mơ bồng bềnh không còn đến với Đàn vào đêm hôm sau nữa. Ma cũ mò đến bắt nạt ma mới, không khí phòng ở ngột ngạt, những đôi mắt âu lo, thắc thỏm khi đêm xuống làm căn phòng như được nén căng, chỉ chờ bục vỡ. Những lời thì thào truyền đi, từng lúc từng lúc, len lỏi, gặm nhấm, ức chế tinh thần đám sinh viên năm thứ nhất vốn rất mỏng manh chí khí xô xát. Đã biết Hùng ve, Tiến sẹo chưa? Đã biết Phương lé, Hải cẩu chưa? Hùng ve học khoa lý năm thứ ba, một mình tả xung hữu đột với bọn đầu gấu ngoài trường, nhận tám mũi khâu trên mặt vẫn chưa là cái đinh gỉ gì, đêm nằm lúc nào cũng thủ sẵn cây kiếm dài mét rưỡi dưới gối. Hải cẩu học khoa sử, từng "hạ phóng" hai năm về quê vì dính vụ chém xượt tai Phương lé. Phương lé phá kỷ lục yêu thầy mến trường, ở lại làm "cán bộ khung" cho khoa hoá tới chín năm vẫn không tốt nghiệp được. Tiến sẹo nổi tiếng với màn tỏ tình bằng cách chặt ngón tay út. Bây giờ cô người yêu Tiến ra trường rồi nhưng vẫn đều đặn hàng tuần vào thăm Tiến. Cứ thế lý lịch của các anh hùng hảo hán khoá trước truyền qua lỗ tai những nam sinh mới nhập trường gây cho họ một mối lo sợ phấp phỏng, cảm giác bất an luôn làm cho họ rúm người lại, chỉ mau mau lên giảng đường rồi xuống thư viện, càng tránh va chạm càng tốt. Đàn cũng nằm trong số những chú cừu non tránh voi chẳng xấu mặt nào ấy. Nhưng lối đi thì hẹp, lại chẳng nhiều, ngả nào cũng có voi đứng chặn cả rồi. Trong nhà ăn mắt mũi cứ nháo nhác sẽ bị coi là nhìn đểu. Ra bể nước vô ý bắn nước vào các đại ca bị coi là xúc phạm nghiêm trọng đối với người khác. Lên thư viện nhiều quá là hành vi bất lịch sự vì làm người khác mất chỗ ngồi. Lên xuống cầu thang va chạm vào người khác là hành vi gây sự. Vào tán tỉnh hoa khôi của khoá là muốn đấu súng với đàn anh. Tất nhiên vào ban ngày thì mọi sự dường như đều được giấu diếm trong sự bình yên giả tạo. Chỉ khi nào đêm xuống ân oán mới được lôi ra giải quyết. Xin đểu, phạt đểu là hình thức phổ biến mà các đại ca hay đem ra áp dụng. Xin có vô vàn kiểu xin, xin quần áo, giầy dép, xin cây đàn ghi ta, xin chiếc kính cũ nhưng hay hay, xin mũ, xin bút, xin cả tình và tiền nữa. Phạt cũng có muôn ngàn kiểu phạt, phạt thuốc, phạt trà, phạt tiền, phạt đồng hồ, phạt rượu, phạt quỳ, phạt lạy, phạt yêu, phạt tắm, phạt đấm đá và chui qua háng nữa. Trạng thái tâm lý đầu tiên xảy đến với Đàn là uất ức. Càng nghĩ, càng lý giải càng thấy ức. Tại sao đều là những trí thức cả lại có những việc làm vô liêm sỉ như thế? Tại sao càng học nhiều, càng ở môi trường sinh viên nhiều lại càng sa đoạ, rách nát nhân cách như thế? Tại sao những Hải cẩu, Tiến sẹo, Phương lé đều một thời là những học sinh giỏi đến khi vào đại học lại trở nên lưu manh hoá như thế? Tại sao Nhà trường và Ban quản lý ký túc xá lại không thẳng tay can thiệp để tạo ra một môi trường sống cho sinh viên thực sự trong lành? Tại sao những nam sinh mang trong mình dòng máu kẻ sĩ, trí tuệ bừng nở, sức khoẻ đang vào độ dồi dào kia lại hèn yếu, nhu nhược , khoanh tay trước một vài cá nhân yêng hùng trổ mã nhưng thực chất là tha hoá, trì trệ, xấu xa và đê hèn đến thế? Cùng với thời gian Đàn cũng trả lời được từng câu hỏi một. Trước hết là việc loại bỏ những đại ca, đầu gấu ở trong trường không đơn giản như Đàn nghĩ. Việc kỷ luật buộc thôi học một sinh viên phải do Hội đồng kỷ luật của nhà trường xem xét trên cơ sở những chứng lý đầy đủ và cụ thể. Mà kỷ luật thì có rất nhiều hình thức: Cảnh cáo, khiển trách, tạm đình chỉ học tập, nặng lắm thì mới buộc thôi học. Còn nếu những vi phạm đã trở thành tội phạm rồi thì đó lại là phần việc của các chú công an. Nhưng sinh viên chủ yếu chỉ vi phạm nhỏ lẻ, vì không muốn ảnh hưởng đến việc học tập nên không ai muốn thưa kiện lên nhà trường làm gì, kết quả dù thế nào cũng không dứt được thù oán, thà nhắm mắt cho qua, học xong vài năm rồi biến, chả tốt hơn sao? Cho mọi sự là đơn giản thì nó đơn giản.